Những vấn đề chung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của cố

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 94 - 96)

3.1 .Thực trạng phát triển du lịc hở Luông Pha Bang

3.1.4 .Lượng khách và doanh thu du lịch của Luông Pha Bang

3.2. Những vấn đề chung về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của cố

của cố đô Luông Pha Bang

3.2.1. Quan niệm về bảo tồn di sản văn hóa

Cho đến nay, cố đô Luông Pha Bang vẫn rất giàu bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Lào. Mở cửa giao lưu quốc tế là rất cần thiết để làm giàu văn hóa

dân tộc, để tiếp thu những cái hay cái có ích, cái tiến bộ, tích cực của văn hóa nhân loại. Song song với việc tiếp thu văn hóa nhân loại là việc bảo tồn bản sắc văn hóa. Vấn đề đặt ra trước tiên là bảo tồn các kiến trúc nhà sàn, chùa chiền trong các khu di tích.Việc tu bổ, củng cố kiến trúc một mặt làm cho cơng trình này bền vững thêm, mặt khác phải giữ gìn được nghệ thuật, hình dáng cổ xưa của dân tộc Lào. Vấn đề đặt ra là bảo tồn kiến trúc cũ và phát triển kiến trúc mới có mâu thuẫn với nhau không? Trong nhận thức của nhiều người Lào, họ cảm thấy không đồng thuận. Tuy nhiên trong thực tiễn điều này vẫn đang diễn ra theo quy luật phát triển tự nhiên của thành phố.

Khách du lịch thì rất quan tâm đến những ngôi nhà cổ của người Lào thời xa xưa, nhà thời Pháp thuộc, chùa chiền, ngọn tháp chứa đựng nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Do đó phương châm đặt ra đối với việc tu bổ nhà cửa, chùa chiền là: bên trong có thể hiện đại, nhưng bên ngoài cần phải giữ lại kiến trúc, điêu khắc, mẫu mã cũ của từng phần cho tốt. Lng Pha Bang có thể xây dựng mới kiến trúc hiện đại nhưng cần được quy hoạch riêng, không để chen lẫn với khu đô thị cổ.

3.2.2. Quan niệm về phát huy giá trị di sản văn hóa

Chính sự phát triển của đất nước trong những năm qua đã tạo ra những nguồn lực to lớn trong việc phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Hàng nghìn di tích lịch sử văn hố và danh lam thắng cảnh được chống xuống cấp và tôn tạo, hàng trăm di sản văn hoá phi vật thể được nghiên cứu, lập hồ sơ lưu trữ bằng các phương tiện hiện đại. Nhiều hoạt động văn hoá phi vật thể được phục hồi. Sự nghiệp đổi mới, mở cửa đã tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, trao đổi văn hố được mở rộng, phát huy những gì có lợi, hạn chế và né tránh những gì có hại cho các giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình phát triển đất nước hiện nay. Nhà nước Lào đã nhận thấy cần phải tạo sự bền vững cho

các giá trị văn hoá truyền thống bằng cách hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố; củng cố, hồn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thống nhất từ trung ương đến địa phương đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ; có kế hoạch tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhiệm vụ với những đòi hỏi nghiệp vụ ngày càng cao; có nguồn tài chính ổn định đáp ứng nhu cầu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; tạo điều kiện để cộng đồng tham gia ngày càng tích cực hơn vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá theo hướng xã hội hoá.

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)