Nghệ thuật điêu khắc

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 52 - 57)

1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Di sản văn hóa vật thể

2.1.2. Nghệ thuật điêu khắc

2.1.2.1. Điêu khắc tượng Phật

Về nghệ thuật điêu khắc của Lào nói chung và cố đơ Lng Pha Bang nói riêng, khơng thể khơng nói đến nghệ thuật điêu khắc tượng Phật. Đối với bất kỳ ngơi chùa nào thì tài sản quý giá nhất trong chùa là những pho tượng

Phật, đặc biệt là các ngôi chùa cổ lâu đời ở Lng Pha Bang. Nhìn chung tượng Phật được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú ở nghệ thuật tạo hình của Phật giáo Lào. Theo các nguồn sử liệu xưa kia thì trong chùa có tượng vàng, tượng bạc, tượng ngọc… một số được làm từ gỗ quý, đồng hoặc đá sa thạch song ngày nay chỉ còn một số ít tượng Phật có giá trị đang được bảo tồn, lưu giữ trong các ngơi chùa. Có thể nhận thấy các loại hình điêu khắc và nghệ thuật điêu khắc tượng Phật ở Luông Pha Bang như sau:

+ Đặc điểm chính của tượng Phật Lào

Về chất liệu: tượng thường được tác tạo bằng đồng, thuỷ tinh, gỗ và đôi khi được đắp bằng xi măng. Những pho tượng Phật nằm với kích thước lớn thì được đắp và xây bằng gạch và xi măng (xem phụ lục ảnh số 9, tr.134).

Về kiểu dáng: có ba loại tượng là tượng Phật đứng, tượng Phật ngồi và tượng Phật nằm. Tượng Phật nằm được làm ít hơn cả vì nếu làm một pho tượng Phật nằm thì người ta buộc phải làm một sỉm cho pho tượng đó. Như

vậy việc tốn kém không chỉ là pho tượng mà còn làm nhà cho tượng nữa. Tượng Phật ngồi hầu hết được đúc bằng đồng và tượng Phật đứng theo hình mẫu tượng Phật Pha Bang bằng đồng là nhiều hơn cả. Những pho tượng Phật chính trong chùa hiện nay được đặt ngồi trong những chiếc ngai bằng gỗ sơn màu giống pho tượng hoặc sơn son thếp vàng, sau lưng các pho tượng là cây bồ đề. Đây là hình ảnh đức Phật ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề rồi tu ngộ và chứng đạo. Nếu nhìn kỹ các pho tượng Phật trong chùa sẽ thấy vẻ mặt và thân hình các pho tượng rất khác nhau. Tuy hầu hết các pho tượng đều được làm mũi cao, miếng mím chặt nhưng có pho tượng mắt nhắm nghiền, có pho được vẽ mắt cho giống với người thật, có pho ngực lép, có pho ngực nở và cổ thì đều được làm cao ba ngấn (xem phụ lục ảnh số 10, tr.135).

+ Một số loại hình điêu khắc tượng Phật tiêu biểu của Lng Pha Bang Tượng Phật Pha Thoong Súc (Phật lớn)

Đây là tượng Phật có kích thước to lớn được đặt trong ngôi chùa Xiêng Thoong. Tượng cao 3,30 m, chiều ngang 2,10m. Tượng được đúc bằng xi măng và quét sơn son thếp vàng ở ngoài. Tượng Phật Pha Thoong Súc ở tư thế đang thiền, hai mắt to nhìn xuống chúng sinh Phật tử. Khuôn mặt Ngài đầy đặn, nhân hậu, tai dài, mơi dày, tóc xoăn con ốc nhọn thành ngọn lửa. Áo cà sa màu vàng được khoác qua bên vai trái. Phật đang ngồi theo tư thế chân phải đặt lên chân trái, tay trái để ngửa trước bụng, tay phải đặt úp lên đùi, ngực nhỏ, bụng thon. Tượng Phật được đúc cách đây khoảng 200 năm và đặt ở vị trí quan trọng trong Phật điện trên chiếc bệ bằng xi măng cao 1.90 m, chiều ngang 3.40m. Bệ này được trang trí chạm khắc hình nàng Kin Na Ly và Ha Nu Man. Bệ đặt tượng Phật được trang trí hoa văn hình thoi, hình dây. Phần dưới được thiết kế nhỏ hơn tạo thành hình eo như cái tráp Lào. Các loài vật như chim, voi, khỉ và rắn được chạm khắc ở phần này. Phần chân bệ là hình hoa sen úp xuống và trên bệ còn đặt nhiều tượng Phật nhỏ khác như : tượng Phật theo tư thế ngồi trên bệ cánh sen làm bằng đồng, tượng Phật Mo La Kot bằng ngọc màu xanh và hai tượng Phật trong tư thế đứng làm bằng đồng [22, tr.61].

Tượng Phật Pha Bang và Pha Man - phong cách Khơ Me

Tượng Phật Pha Bang vốn là món quà quý của vua Campuchia tặng cho con rể là vua Pha Ngưm. Chính cố đơ Lng Pha Bang được đặt tên theo bức tượng này. Đây là bức tượng có giá trị văn hoá, lịch sử to lớn và là biểu tượng của Phật giáo trong thời kỳ này. Pho tượng đã trở thành hình mẫu cho cả một trường phái tượng Phật Pha Bang ở Lào. Hiện nay, tượng được đặt ở Bảo tàng Quốc gia tỉnh Lng Pha Bang (Hồng cung cũ). Tượng được tạo

tác bằng ba chất liệu: vàng, bạc và đồng, nặng 34,4 kg theo tư thế hạm nhạt là tư thế đứng, phỏng theo phong cách Bayon của Khmer với hai tay và lòng bàn tay đưa ra phía trước. Theo truyền thuyết dân gian Lào, tư thế đó của tượng Phật nhằm ngăn cản điều ác, chống mọi hiềm khích. Ở chùa Xiêng Thoong cũng có pho tượng được phục chế giống tượng Pha Bang được lưu giữ trong khám, đựng tượng này được làm bằng gỗ, điêu khắc trang trí rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Khám có hình tháp, trên cùng là một đế vng có cánh sen, đầu con rắn và có ngọn tháp kiểu Lào, bệ khám là hình hoa sen quen thuộc. Một số chùa lớn khác cũng có khá nhiều tượng Phật được đúc phỏng theo tượng Pha Bang. Mặc du theo khuôn mẫu tượng của Khmer nhưng những tượng Phật ở Lào cũng có những đặc điểm riêng của mình: thân pho tượng được đặt cao hơn, gầy hơn, khuôn mặt dài hơn và áo cà sa cũng khác với nguyên mẫu [22, tr.62].

Tượng Phật Pha Man: Đây là tượng Phật tiêu biểu cho phong cách Môn- Khmer bởi những đặc điểm: mũi to, mắt to nhìn thẳng. Tượng được đúc bằng đồng theo tư thế đứng với hai tay giơ lên, lòng bàn tay dơ ra phía trước. Tượng Pha Man có tai dài, tóc xoăn con ốc thành ngọn lửa và đặc biệt giữa trán Ngài được đính hạt ngọc to. Tượng đứng trên bệ bằng đồng cao khoảng 20cm, hình vng có sáu cấp bệ nhỏ chồng lên nhau, được trang trí hoa văn trên từng cấp bệ. Trước đây tượng Phật này được chôn dưới ngọn tháp xây dựng dưới thời người Môn (Miến Điện). Vào cuối thế kỷ XVI, người Miến chiếm nhiều quyền lực trên đất nước Triệu Voi đã xây những ngọn tháp để chôn nhiều đồ q giá, trong đó có tượng Phật Pha Man. Khn mặt của bức tượng này khác với phần lớn tượng của người Lào: khn mặt trịn dài, mũi to, mắt to giống tượng Phật của người Miến. Tượng được khắc với tư thế đứng như tượng Pha Bang (Pha Bang cũng có nguồn gốc từ người Khmer) nhưng khn mặt thì khác nhau. Cái tên Pha cũng được gọi theo tên của tượng Pha Bang [22, tr.63].

Tượng Phật nằm trong tư thế nhập Niết bàn

Tượng được tạc trong tư thế nằm nhắm mắt, tay phải đặt dưới đầu và gối lên một khối hình chữ nhật như cái gối làm bằng đồng, tay trái đặt dọc theo người. Có thể nói tượng Phật có kiểu dáng tạo hình rất đẹp song số lượng tượng kiểu này rất hiếm vì tượng Phật nằm thường là những pho tượng to, phải đặt mình nó trong nột sỉm nên ở Lào người ta thường hạn chế làm tượng phật kiểu này (xem phụ lục ảnh số 10, tr.135).

2.1.2.2. Điêu khắc trang trí trong chùa

Nghệ thuật trang trí ở các chùa Luông Pha bang hiện nay rất phong phú. Thơng thường các phù điêu đều có hình đức Phật, các tiên nữ, nhân dân và khung cảnh núi rừng với nhiều cỏ cây, hoa lá. Hình ảnh các con vật cũng rất phổ biến trong trang trí chùa Lng Pha Bang. Với nạ xỉn (mặt tiền) thì đề tài hoa dây là đề tài phổ biến để trang trí. Các loại hoa văn này có tên kạ dăng

ga, là loại hoa văn mà các dây hoa leo đan xen vào nhau, được chạm thủng từ

một tấm gỗ. Trong khi xây dựng các ngôi chùa, các nghệ nhân Lào cũng chú ý đến nghệ thuật chạm khắc, đặc biệt là chạm khắc gỗ được thực hiện khá công phu và mang những nét độc đáo riêng của Lào. Các phần được chạm khắc trong ngôi chùa là các cánh cửa chùa, các tay nâng cột hiên lên mái (khén nang), các bộ kèo và nhiều chi tiết khác.

Hiện nay ở Lng Pha Bang có hai ngơi chùa được trang trí điêu khắc đẹp nhất là chùa Xiêng Thoong và chùa May Xu Văn Na Phum Ma Ram (chùa May). Chùa May nằm ngay dưới chân núi Phu Si, được khởi dựng năm 1796. Mặt tiền sỉm của chùa May được trang trí hết sức công phu. Tầng cao nhất của mặt tiền ở vị trí trung tâm vẽ cảnh Phật ngồi trên tồ sen, có bốn con

nác đỡ cho đức Phật. Khung cảnh nơi Phật ở cũng được chạm khắc với hình ảnh quen thuộc nơi hạ giới là vườn cây trái có đủ các loại cây ăn quả khác

nhau như dừa, xoài, và nhiều loại cây khác. Phù điêu bên phải cửa lớn vẽ cảnh đức Phật đang thuyết pháp. Phật ngồi trên tiền sảnh một toà lâu đài, thần dân từ bốn phía ngồi lâu đài đều đang quỳ lạy hướng vào đức Phật. Tầng dưới cùng của cửa bên phải có rất nhiều con vật như voi, trâu, tê giác, sư tử , lợn, dê… Phù điêu bên trái cửa vào là cảnh các vị vua ngồi trong toà lâu đài. Bên ngoài là cảnh sinh hoạt của nhân dân với những hoạt động quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Những bức tranh sống động tại cửa chùa đã thu hút khách du lịch ngay từ khi bắt đầu bước chân vào đây (xem phụ lục ảnh số 13, tr.136).

Ngôi chùa thứ hai có trang trí điêu khắc cầu kỳ nhất Luông Pha Bang là chùa Xiêng Thoong. Mặt tiền ngôi sỉm trang trí hình bốn bánh xe pháp ln của Phật. Mỗi bên cửa phụ cũng trang trí một bánh xe pháp luân. Mảng phù điêu giữa cửa trang trí hoa dây. Mặt sau của sỉm dành toàn cảnh để mô tả cây “thoong” nở hoa rực rõ. Dưới gốc thoong là người và thú vật đi lại, trong không gian của cây thoong là chim chóc, đẹp nhất là hai con công đang xoè cánh múa ở tầng thấp của cây thoong. Tầng cao hơn cây thoong là thế giới của Phật. Hai bên hồi cũng là hai bánh xe pháp luân của Phật. Tường của sỉm chùa Xiêng Thoong được làm bằng gỗ. Nhờ có chất liệu này mà các nghệ sĩ điêu khắc gỗ thoả trí sáng tạo. Điêu khắc chính được thể hiện ngay ở phần tiếp giáp mái. Đó là những mảng điêu khắc liên tiếp, cứ một lá đề lại là một hình Phật xen kẽ nhau. Nhìn chung, các loại hình điêu khắc ở Luông Pha Bang rất phong phú song đều thể hiện rõ nét nghệ thuật điêu khắc Phật giáo [15, tr.29].

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)