1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang
1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1. Di sản văn hóa vật thể
2.1.4. Kiến trúc kiểu Pháp
2.1.4.1.Cung điện Hoàng Gia
Cung điện hồng gia Lng Pha Bang được khởi công xây dựng năm 1904 và hồn thành vào năm 1909 trên khn viên rộng lớn 10.000m2 . Tồ nhà chính được xây dựng trên diện tích 2896m2. Đây là sự kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền thống của Lào và kiến trúc hiện đại kiểu Pháp (Beaux Arts styles). Tồ nhà chính được xây một tầng và quay mặt về hướng Nam với kiểu kiến trúc hình chữ thập đỏ, nối với mặt tiền phía trước cổng vào là hình cây thánh giá. Trên đỉnh của tịa nhà chính là hình voi ba đầu như một cái ơ che nắng. Hình Voi ba đầu là biểu tượng của chế độ quân chủ hoàng gia Lào trong các triều đại trước đây (xem phụ lục ảnh số 14, tr.14). Ở bên phải sân vườn hoa, phía trước cung điện, có bức tượng lớn của vua Sisavang Vông cao 4 m, cầu thang bước vào sảnh được làm bằng cẩm thạch Ý. Phòng to của cung điện được trình bày các đồ vật cổ đa dạng. Phịng khách của vua ở phía bên phải gian mặt tiền là nơi trưng bày các bức tượng của vua chúa Lào với phông nền đằng sau là câu chuyện của Ramayana. Các bước tượng được đúc, mạ vàng hoặc quét sơn bằng tay của nghệ nhân Lào Thit Tanh. Trên mặt tường trong phịng có hình cuộc sống truyền thống của nhân dân Lào, nó được sơn bởi nghệ nhân của Pháp Alix de Fauntereau vào năm 1930. Trên mỗi bức
tường, nghệ nhân có dụng ý tạo thành hình ảnh khác nhau khi ánh mặt trời chiếu vào, tùy theo thời điểm trong ngày, Phòng ở góc bên phải của cung điện là phịng sưu tầm, có nhiều các đồ vật qúy báu được làm bằng vàng, bạc, đồng và hợp kim, trong đó có tượng Phật Pha Bang cao 83 cm và nặng 50 kg. Đây là tượng Phật quý nhất của nhân dân Lào được mang về từ Campuchia trong thời vua Pha Ngưm thống nhất các tiểu vương quốc của Lào thành đất nước triệu voi.
Theo câu truyện cổ tích của hồng cung thì tượng Phật này được làm vào khoảng thế kỷ I ở Sri LanKa sau đó được tặng cho vua Khemer (Cămpuchia) Phaya Sirichantha, đến năm 1359 vua Khemer tặng tượng Phật Pha Bang cho vua Pha Ngưm và cũng là giai đoạn truyền bá Phật giáo vào Lào. Người Thái đã từng mang tượng Phật này đi Thái hai lần, vào năm 1779 và năm 1827, nhưng nó vẫn được mang trở lại Lào Mong Kut vào năm 1867. Phịng ở góc bên trái của hội trường là phịng tiếp khách bí mật, cịn bên cạnh đó là phịng tiếp các đại thần trong thiều. Đặc biệt ở gian chính giữa trung tâm nhà có trưng bày các hiện vật của hoàng gia và ảnh 3 D cao gần 2,5 m của vua Sisavang Vơng. Trong tồ nhà kiến trúc hình voi ba đầu là các phịng sinh hoạt của gia đình vua, ngồi ra ở phía sau cịn có nhà bếp và nơi ăn ở của những người phục vụ trong cung. Sau khi Lào giải phóng năm 1975 và xóa bỏ chế độ quân chủ, cung điện hoàng gia chuyển thành bảo tàng quốc gia Luông Pha Bang cho đến ngày nay (xem phụ lục ảnh số 3, tr.131).
2.1.4.2. Nhà ở kiểu Pháp
Các cơng trình kiến trúc Pháp cổ đã và đang mang lại cho Luông Pha Bang một vẻ đẹp phong phú. Là thủ đô của Lào trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Luông Pha Bang đã trải qua một quá trình thay đổi sâu sắc về diện mạo đô thị để ngày nay trở thành một nhân chứng có giá trị đặc biệt nhờ chất lượng kiến trúc, mật độ và sự đa dạng của không gian. Các di sản kiến trúc
Pháp ở Luông Pha Bang khơng chỉ có giá trị sử dụng mà cịn có giá trị văn hố, lịch sử, thẩm mỹ...tơ thêm vẻ đẹp cho cố đô nằm trong thung lũng với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, xen lẫn với nhà sàn truyền thống ngàn năm của dân tộc Lào. Những biệt thự gia đình nằm trong khn viên nhiều cây xanh, những tồ cơng sở bề thế, nghiêm trang theo kiến trúc Pháp, đứng xen lẫn một cách hài hoà với những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Á Đông đã tạo nên diện mạo đặc trưng của Luông Pha Bang.
Bắt đầu từ năm 1884, sự du nhập của kiến trúc Pháp vào Đông Dương với chủ trương xây dựng đơ thị theo kiểu châu Âu, hình thức kiến trúc có quy hoạch và có thiết kế đã trở thành bước ngoặt làm thay đổi mơ hình đô thị kiểu cũ. Tiếp theo là sự thay đổi trong nguyên liệu xây dựng: những nguyên liệu quen dùng trước đó như tre, nứa, lá, gỗ, ngói khơng cịn được sử dụng nhiều nữa, người ta biết tới xi-măng, cốt thép. Hiện nay ở hai bên đường của các con phố ở trung tâm, xung quanh khu chùa Phu Si và từ chùa Xiêng Thoong dọc theo sông Mê Kơng về phía Nam của thành phố, có rất nhiều nhà sàn cổ được lưu trữ, trùng tu phục vụ cho du lịch. Sự đan xen giữa kiến trúc cổ kiểu Lào và kiến trúc phương Tây kiểu Pháp đã tạo thành một khu phố văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch ở Luông Pha Bang.