Nhóm giải pháp nhằm bảo tồn di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 96 - 156)

3.1 .Thực trạng phát triển du lịc hở Luông Pha Bang

3.1.4 .Lượng khách và doanh thu du lịch của Luông Pha Bang

3.3. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở

3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm bảo tồn di sản văn hóa

3.3.1.1. Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh

Một trong những tiêu chí làm cho cố đơ Lng Pha Bang trở thành di sản thế giới là vấn đề giữ gìn điều kiện mơi trường xã hội- văn hóa lành mạnh. Khơng có tiệm nhảy, karaoke, khơng có tụ điểm ăn chơi truy lạc. Điều đó cũng phù hợp với lời dạy của đức Phật. Khách du lịch đến Luông Pha Bang không phải để ăn chơi mà để thưởng thức môi trường thiên nhiên và xã hội ơn hịa, lành mạnh, ngắm nhìn những di sản văn hóa thời cổ xưa. Cho nên việc bảo tồn di sản phải song song với giữ gìn nếp sống lành mạnh của người dân, phát huy cao độ nếp sống truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường. Đẩy mạnh cơng tác giáo dục tư tưởng văn hóa, làm cho người dân nhận thức sâu sắc những giá trị văn hóa tinh thần của cố đơ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển kinh tế và mở cửa đất nước. Cần làm cho nhân dân tự hào về cố đô Luông Pha Bang với tư cách là di sản văn hóa nhân loại.

3.3.1.2. Mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài

Cần nắm bắt xu thế hội nhập hiện nay của thế giới để hợp tác và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức, chúng ta phải vận dụng sáng tạo chiến lược và sách lược vào thực tế. Trước hết phải trao đổi kinh nghiệm toàn diện với các thành phố có di sản văn hóa lớn trên thế giới. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, chúng ta phải tích cực tìm ra phương thức hợp tác với các nước láng giềng, đặc biệt là với các thành phố, địa phương được công nhận là di sản thế giới, tranh thủ thời cơ giành sự giúp đỡ về kinh nghiệm hoạt động, chuyên môn quản lý, về kỹ thuật và có thể cả nguồn vốn để hỗ trợ cho công việc bảo tồn. Cùng với ASEAN, sự giúp đỡ của UNESCO là hết sức quan trọng, đặc biệt tranh thủ sự tài trợ về vốn của UNESCO để tu sửa các di tích lịch sử-văn hóa [40, tr.32].

3.3.1.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể

Thường xun duy trì cơng tác thơng tin tun truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp quy về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc tuyên truyền cần được xã hội hóa với nhiều hình thức đổi mới, phong phú, đa dạng nhằm xây dựng ý thức tự giác, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong việc giữ gìn các di tích. Phổ biến sâu rộng cho mọi đối tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh về giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc hàm chứa trong các di tích. Đặc biệt, cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu về di sản gắn với những sự kiện lớn của cố đô Luông Pha Bang cũng như các sự kiện lớn của Lào.

Trong các hình thức phát huy giá trị di sản thì thu hút khách tham quan là hình thức cực kỳ quan trọng, vì nó mang lại hiệu quả cả về kinh tế, chính trị, khoa học. Khách đến tham quan có thể cảm nhận được ngay cái đẹp cái

hay của các di tích lịch sử một cách trực tiếp, đồng thời nhận thức được trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa. Do đó, các chương trình du lịch khơng chỉ sử dụng các di tích lịch sử như là một đối tượng để tham quan, nghiên cứu mà còn như là một đối tượng cần bảo vệ, tơn tạo. Các di tích du khách cần được giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Việc tăng cường hình thức giáo dục về trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa vật thể trong nhà trường cần được thực hiện bằng những chương trình dạy và học của học sinh, sinh viên. Thơng qua chương trình học tập, nghiên cứu trực tiếp tại các di tích, học sinh, sinh viên hiểu rõ lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động, từ đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên, làm cho họ có ý thức tự giác tơn trọng di sản văn hóa và chủ động tuyên truyền cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa.

Tiếp tục xuất bản các ấn phẩm như sách, tờ gấp, bưu ảnh với nhiều thứ tiếng giới thiệu về cảnh quan và các di tích của Lng Pha Bang. Có thể sử dụng các hình thức tun truyền như phát thanh, truyền hình, phát ấn phẩm ở những địa điểm thu hút khách tham quan, du lịch (nhà hàng, khách sạn, các thiết chế văn hóa) giúp cho du khách trong nước và quốc tế hiểu rõ về những giá trị tiềm ẩn trong di tích và nâng cao trách nhiệm bảo vệ di tích.

3.3.1.4. Quản lý và tu bổ di sản văn hóa vật thể, bảo tồn di sản văn hóa vật thể

Quản lý và tu bổ di sản văn hóa vật thể

Trước tiên chúng ta phải tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, xác định chính xác giá trị lịch sử của di sản văn hóa và tiến hành khoanh vùng các đối tượng cần phải được bảo vệ bao gồm tồn bộ khung cảnh Lng Pha Bang. Diện mạo thành phố hiện nay đang thay đổi nhanh, thậm chí từng ngày, những cơng trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hóa, khung cảnh làng xã, đơ

thị cổ được hình thành qua cả một thời gian dài của lịch sử có vẻ như có thể bị xóa bỏ rất nhanh trong một thời gian ngắn. Như vậy thách thức của hiện đại hóa, đơ thị hóa đối với bảo tồn di sản văn hóa là rất lớn. Cần gấp rút đưa hệ thống di tích, danh thắng vào sự quản lý của các cấp chính quyền, khơng để tình trạng các di tích bị thả trôi nổi, không ai quản lý trực tiếp, dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hại nhanh chóng.

Sở Thơng tin - Văn hóa Lng Pha Bang cần trực tiếp quản lý các di sản

với tư cách là cơ quan chuyên môn. Sở cần phối hợp với các phịng văn hóa, trung tâm văn hóa ở các huyện để khảo sát và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ xếp hạng các di tích tiêu biểu, nghiên cứu, trình duyệt phương án di rời các hộ đang sống trong các khu di tích, xây dựng đề án tu bổ, tơn tạo các di tích trọng điểm.

Các phịng văn hóa huyện, thành phố cần tiếp tục phát huy vai trị là cầu nối trong các khâu cơng tác quản lý di sản. Sở và phòng chức năng cần hợp tác và sát xao trong việc chỉ đạo các bản làng, huyện, thành phố lập dự án đầu tư tu bổ, tơn tạo di tích, đặc biệt là các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị đang bị xuống cấp, để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường việc giám sát hoạt động tu bổ, tơn tạo các di tích đã xếp hạng cũng như chưa được xếp hạng, tránh tình trạng để xảy ra việc tu bổ, tôn tạo không đúng nguyên gốc và thiết kế đã được duyệt. Ban văn hóa của làng, huyện giữ vai trị chủ đạo trong việc giúp cơ quan chức năng quản lý các di tích trên địa bàn tồn tỉnh, cần tích cực hơn trong việc định ra các hình thức cũng như huy động các tổ chức đoàn thể tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản.

Công tác quản lý nhà nước đối với quá trình xây dựng và thực thi các dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy di tích có những u cầu cơ bản như: Nội dung dự án phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

trong từng thời kỳ; phục vụ lợi ích cộng đồng và các nhu cầu do xã hội đề ra; phải xây dựng dự án theo đúng những định hướng cơ bản đã được phê duyệt trong quy hoạch tổng thể về bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa vật thể Lng Pha Bang.

Công tác tu bổ di sản phải đáp ứng được các nhu cầu: Tước bỏ khỏi di tích tất cả các lớp văn hóa mới, xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới giá trị của di tích, giữ lại tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy, khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích, trả lại di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.

Như chúng ta đã biết, công tác tu bổ di tích lịch sử văn hóa chỉ đạt được kết quả cao khi các kiến trúc sư thiết kế và thi cơng tu bổ di tích tn thủ các nguyên tắc khoa học. Các nguyên tắc đó là:

- Có thái độ trân trọng đối với các yếu tố nguyên gốc và các yếu tố được bổ sung sau này nhưng có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ.

- Trước khi tiến hành tu bổ, cần phải triển khai việc nghiên cứu liên ngành để có sự hiểu biết cặn kẽ di tích về các mặt: Giá trị, tình trạng bảo quản, các hồn cảnh lịch sử và đặc thù văn hóa ở địa phương nơi có di tích dự kiến được tu bổ.

- Các giải pháp tu bổ cần được trao đổi rộng rãi, lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu ở các ngành khoa học có liên quan để có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất.

- Chỉ tiến hành tu bổ, phục hồi di tích khi có cơ sở cứ liệu khoa học chính xác (tài liệu viết, bản vẽ đạc họa, ảnh chụp, bản dập...) phần mới phục

hồi phải phù hợp và tạo thành một khối thống nhất với phần nguyên gốc còn lại. - Theo đuổi mục tiêu cơ bản nhất là gia cố tăng cường độ bền vững của di tích, đảm bảo các điều kiện cần thiết để di tích có thể tồn tại lâu dài ở dạng nguyên gốc: Từ hình dáng, cơ cấu kiến trúc, màu sắc, đường nét trang trí mỹ thuật đến vật liệu xây dựng...

- Quá trình tu bổ phải được triển khai dưới sự giám sát thường xuyên và nghiêm ngặt của tư vấn giám sát và cộng đồng cư dân nơi có di tích.

Về hình thức tu bổ, cần sử dụng các hình thức tu bổ di tích như:

- Tu bổ quy mơ lớn: Với mục tiêu phục hồi và tái tạo lại toàn bộ hay từng phần di tích đã bị mất đi, bị làm sai lệch hay biến đổi hình dáng. Cơng tác phục hồi di tích đặt ra nhiệm vụ tước bỏ những lớp bổ sung sau này làm sai lệch hình dáng ban đầu, làm giảm các mặt giá trị của di tích. Tái tạo di tích có nghĩa là phục dựng lại những yếu tố, bộ phận di tích đã bị mất, hoặc chỉ còn lại những chi tiết đơn lẻ. Ngồi ra, có thể tái định vị các bộ phận di tích đã bị sụp đổ hoặc vùi lấp trong các phế tích kiến trúc.

- Tu bổ mang tính chất sửa chữa nhỏ: Có nhiệm vụ bảo vệ và gia cường về mặt kỹ thuật để cho di tích ln được giữ trong trạng thái bảo quản ổn định mà khơng làm thay đổi hình dáng lịch sử vốn có của nó, như: bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho di tích; kiểm tra về mặt kỹ thuật nhằm phát hiện, ngăn chặn hoặc loại trừ nguyên nhân gây hại cho di tích; sửa chữa nhỏ di tích.

- Bảo quản cấp thiết: Khi phát hiện di tích đang ở trong tình trạng bảo quản khơng tốt, có khả năng đe dọa sự tồn vẹn và hồn chỉnh của nó, hoặc có nguy cơ bị biến dạng, sụp đổ, thì phải áp dụng ngay các biện pháp bảo quản cấp thiết.

- Bảo quản phòng ngừa: Bằng biện pháp kỷ thuật, ngăn chặn hoặc triệt tiêu các nguyên nhân dây hại cho di tích. Có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật để bảo quản từng phần di tích, bảo quản tồn bộ di tích, tạo lớp cách ly chống thấm nước, chống ẩm, phun thuốc phòng và diệt mối, mọt, ngâm tẩm, xử lý hóa chất cho các bộ phận, chi tiết trong di tích.

- Lập thiết kế sơ bộ và các phương án tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích: + Căn cứ vào hiện trạng di tích, tư liệu lịch sử, lời kể của nhân chứng, xây dựng bản vẽ tu bổ, phụ hồi trung thực các yếu tố nguyên gốc của di tích.

+ Căn cứ vào nguyên tắc bảo tồn và quy chế tu bổ di tích mà đưa ra các phương án tu bổ, tơn tạo thích hợp.

+ Sau khi bản thiết kế sơ bộ và các phương án tu bổ được phê duyệt, mới bắt tay vào việc thiết kế kỷ thuật chi tiết và xác định tổng dự tốn kinh phí đầu tư.

Trong nhiều trường hợp, các địa phương đã làm gộp cả thiết kế sơ bộ, phương án tu bổ với giai đoạn thiết kế kỷ thuật chi tiết, do đó, sẽ gặp trở ngại trong việc thẩm định. Bởi vì, chỉ cần một trong các phương án tu bổ không được chấp nhận, lập tức thiết kế kỷ thuật chi tiết sẽ phải thay đổi hồn tồn, lúc đó buộc phải làm lại từ đầu.

- Thẩm định dự án của các cấp có thẩm quyền cũng có vai trị rất lớn trong việc quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư.

Đình chỉ ngay những cơng trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ, không cấp phép cho những cơng trình trong khu vực bảo vệ của di tích, cũng như ngăn chặn việc cơi nới thêm do việc tách hộ khẩu của các hộ dân trong phạm vi lấn chiếm.

di tích. Nội dung thanh, kiểm tra bao gồm các vấn đề như: việc bảo vệ, trơng nom di tích; việc tu bổ di tích; việc sử dụng nguồn thu ở di tích; việc khai thác phát huy di tích; việc lấn chiếm di tích...

Đẩy nhanh việc cắm mốc chỉ giới cho các di tích, đặc biệt là các di tích đã được xếp hạng. Có bản đồ chi tiết phạm vi của di tích, có bản vẽ phối cảnh di tích và các cơng trình xung quanh để tiện cho việc giải quyết khi có vi phạm.

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

Cố đơ Lng Pha Bang có nhiều lễ hội truyền thống, phong tục tập quán phong phú và đa dạng, vì thế, cơng tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể là hết sức quan trọng. Chính quyền địa phương và các nhà chun mơn về bảo tồn di sản cùng với tất cả người dân ở Lng Pha Bang cần có sự phối hợp chặt chẽ. Từng người dân Luông Pha Bang cần hiểu rằng mảnh đất của họ, ngôi nhà của họ đẹp lên, cuộc sống của họ giàu lên là nhờ Luông Pha Bang được biết đến với tư cách là một di sản văn hóa thế giới. Trên cơ sở nhận thức đó, người dân Lng Pha Bang sẽ đồng thuận, ủng hộ, chấp hành các quy định của chính quyền và chung sức cùng Nhà nước trong các chương trình bảo tồn và phát triển.

Trong số những người dân địa phương, thế hệ trẻ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Thế hệ trẻ dễ lãng quên, thậm chí mải chạy theo cái mới mà cố tình quên đi di sản văn hóa phi vật thể của cha ơng để lại. Cần có cách thức tuyên truyền giáo dục để thế hệ trẻ hiểu rõ về giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống và nâng cao ý thức bảo tồn. Cần biến họ thành những đội quân tuyên truyền việc bảo tồn văn hóa phi vật thể truyền thống.

Di sản văn hóa phi vật thể cần được nhìn nhận như một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 96 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)