2.2.2.1. Múa cung đình
Ngày nay, một trong những loại hình nghệ thuật hấp dẫn và thu hút được nhiều sự quan tâm của khách du lịch trong và ngồi nước khi đặt chân đến Lng Pha Bang là nghệ thuật múa cung đình. Xuất hiện từ thế kỷ XIV thời vua Pha Ngưm, những điệu múa cung đình vẫn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay (xem phụ lục ảnh số 25, tr.145).
Xưa kia, múa cung đình là hoạt động nghệ thuật dùng để mua vui cho nhà vua, hoàng tộc và quan chức trong triều đình. Giới q tộc nếu có điều
kiện cũng có thể tự tổ chức để thưởng thức. Nhạc cụ được dùng chủ yếu của các điệu múa cung đình là đàn La nát (đàn thuyền). Loại đàn này rất hiếm nên ít phổ biến ở các bản làng chốn thơn q. Ở thành thị chỉ một số gia đình quý tộc, giàu sang mời dùng đàn La nát để biểu diễn trong các ngày lễ lớn, hội hè do gia đình tổ chức.
Múa cung đình có múa đơn, múa đôi hoặc múa tập thể. Các vũ nữ múa cung đình được tuyển chọn kỹ và phải tập luyện khá cơng phu mới có thể biểu diễn thành thạo các điệu múa. Phần lớn trong số họ được đào tạo từ nhỏ bởi các nghệ nhân lâu đời, một số ít được gửi sang nước ngồi đào tạo (thường là Ấn Độ). Trang phục biểu diễn của các vũ nữ hết sức lộng lẫy và sang trọng. Hầu hết trong các điệu múa, họ thường múa tại chỗ và ít di chuyển, điều quan trọng là phải kết hợp biểu diễn nhiều động tác mềm mại, dịu dàng , uốn lượn của ngón tay, bàn tay, cánh tay, vai, cổ , đầu, bàn chân cho đến ánh mắt, nụ cười, nét mặt theo tiếng đàn La nát. Múa cung đình ở Lng Pha Bang có hai loại múa chính là múa “pha lắc pha lam” xuất phát tự truyện cổ Ramayana của Ấn độ và múa Nang Keo hiện là loại múa được sử dụng phổ biến trong các buổi lễ long trọng:
+ Múa Nang Keo: Tuy là điệu múa cung đình nhưng múa Nang Keo được
sáng tác bởi những người dân và đã từng là điệu múa phổ biến từ thế kỷ XIV, thời vua Pha Ngưm. Điệu múa thể hiện sự tôn trọng và vui mừng của người dân đối với công chúa Campuchia - vợ của vua Pha Ngưm đã sang sinh sống tại vương quốc Lan Xang. Với tiết tấu nhạc chậm rãi, các động tác múa duyên dáng, uyển chuyển..điệu múa còn được coi như sự giới thiệu về vương quốc Lan Xang với những con người tốt bụng, yêu chuộng hồ bình…[47, tr.22].
+ Các chương hồi của một số điệu múa hoàng cung: Múa Nang Keo:
2. Cúi đầu trước thiên đàng (thể hiện sự kính trọng với thiên đàng) 3. Màn mở đầu của điệu múa.
4. Sự xuất hiện của Brarma, vị thần linh có bốn mặt.
5. Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy với nhiều loại hoa sắc hương rực rỡ. 6. Nàng Phịt sa may với cậu chuyện tình yêu
7. Kinnari chơi quanh cưa hang động 8. Những chú rồng chơi nước.
9. Những chú voi dùng ngà đấu nhau. 10. Sư tử rung đi
11. Nàng Bang On đắm mình trong giấc ngủ nghỉ ngơi
12. Một ai đó trang hồng khung cảnh bằng những vòng hoa tươi rực rỡ. 13. Nàng Sida đi dạo bộ trong rừng.
14. Nghỉ ngơi.
15. Chào tạm biệt khán giả
16. Múa thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. 17. Múa kiếm.
18. Kết thúc.
Ngày nay, ở Lng Pha Bang, khơng khó để có thể chiêm ngưỡng âm nhạc và nghệ thuật múa cung đình. Để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của khách du lịch, hầu hết các nhà hàng lớn đều tổ chức chương trình múa đều đặn hàng tuần. Đến Lng Pha Bang, du khách có thể thưởng thức văn hóa truyền thống độc đáo của con người nơi đây.
2.2.2.2. Múa dân gian: Múa Lăm Vông
Đây là một điệu múa dân gian Lào và thường được múa trong các lễ hội, đám cưới, lễ tân gia, các bữa tiệc và trong tất cả các cuộc vui. Khơng có lễ hội nào kết thúc mà khơng có điệu múa này. Ở Đơng - Nam Á, nhiều dân
tộc có múa truyền thống, nhưng không phải dân tộc nào cũng có sinh hoạt múa phổ biến trong nhân dân như ở Lào. Theo tiếng Lào “Lăm” là hát, “Vơng” là vịng trịn và “Lăm Vơng” là múa theo vịng trịn. Lăm Vông thường sử dụng những điệu nhạc dân ca, như dân ca Lăm Tăng Vai, Lăm Xa- ra-van, Lăm đơn, Lăm Phơn, Khắp Thùm…và đặc biệt có những điệu nhạc, bài hát dành riêng cho điệu múa Lăm Vông. Khi múa, hát bằng những bài hát, những bản nhạc đệm quen thuộc ấy, mọi người hầu như ai cũng biết múa Lăm Vông. Múa Lăm Vông rất phổ biến trong nhân dân Lào, múa theo nhịp 4/4, Khi múa Lăm Vông người ta thường múa theo kiểu tiến 3 bước lùi 1 bước và tiến 5 bước lùi 2 bước tùy theo nhịp điệu của nhạc. Khi múa, mọi người đứng theo hai vòng tròn, nữ ở vịng trịn ngồi và nam ở vòng tròn trong và di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trước khi múa, theo thông lệ, nam giới sẽ đến mời bạn múa nữ ra sân khấu và sau đó hai người đứng quay mặt vào chào nhau theo kiểu Lào bằng cách chắp tay trước ngực, chân hơi chùng xuống, đầu hơi cúi. Trong khi di chuyển và theo điệu nhạc đến đoạn phải đổi vị trí thì nam và nữ có thể đổi vị trí (đi vịng quanh nhau 1 vịng rồi vào vị trí cũ).... Tay nữ múa rất khéo léo uyển chuyển từ trong ra và hai tay của nữ nâng lên cao ngang tầm ngực, trong khi tay nam múa vịng rộng hơn, thấp hơn và khơng xoay bàn tay nhiều bằng nữ. Động tác múa của nữ là vừa cuộn bàn tay, vừa ép ngón trỏ vào ngón cái, các ngón x rộng và uốn cong. Chân thì cứ ba bước tới, một bước lùi. Cịn phía nam thì lắng nghe những lời ca, những tiếng nhạc để “tự điều chỉnh mình” cho nhịp nhàng từng động tác.
Dun dáng và đằm thắm, Lăm Vơng đã ln đóng vai trị là một nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vừa là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi, vừa có tác dụng giáo dục thẩm mỹ của Lào từ bao đời nay.
Tiểu kết
Cố đô Luông Pha Bang là thành phố chùa tháp mang đậm phong cách kiến trúc Phật giáo, phản ánh đặc điểm tư duy của người Lào cổ. Cố đơ Lng Pha Bang có các lễ hội lớn tiểu biểu gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tơn giáo và tín ngưỡng bản địa. Đây cũng là nơi có nhiều phong tục tập quán truyền thống và các sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, đa dạng thể hiện cách ứng xử và phẩm chất cao đẹp của nhân dân Lào. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, hội hoạ trong các di tích lịch sử (chùa chiền, nhà ở) cũng rất phong phú và sinh động. Đời sống văn hóa của nhân dân Lng Pha Bang cịn thể hiện qua âm nhạc, điệu múa, trang phục. Luông Pha Bang là trung tâm du lịch của Lào, ngoài các điểm tham quan du lịch văn hóa, thành phố này cịn có rất nhiều điểm tham quan du lịch sinh thái vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ tự nhiên như: hệ thống sơng ngịi, hang động, thác nước và khu vườn quốc gia thu hút khách du lịch từ bốn phương đến với cố đô Luông Pha Bang.
CHƯƠNG 3
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỐ ĐÔ LUÔNG PHA BANG PHỤC VỤ DU LỊCH