1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang
1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1. Di sản văn hóa vật thể
2.1.3. Đặc điểm hội họa Phật giáo
Hội họa Phật giáo là loại hình nghệ thuật khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á lục địa nói chung và Lào nói riêng. Tường của mỗi một ngôi
chùa là nơi các nghệ sĩ thể hiện tài năng và sự sáng tạo của mình. Những nhân vật chính trên các bức tranh tường thường là đức Phật, các vị thần trên trời, các phạ nha mương và đông đảo nhất là chủ đề sinh hoạt của nhân dân. Làm nền cho các nhân vật trên là phong cảnh đất nước, núi sông của Lào với những cỏ cây, hoa lá đặc trưng của đất nước này.
Nhiều bức vẽ còn lấy đề tài là các câu chuyện về cuộc đời đức Phật. Nhiều câu chuyện cổ của Lào cũng được lấy làm đề tài cho các bức tranh tường. Những người bạn gần gũi với các nhân vật cũng được thể hiện một cách sinh động trong tranh, đó là những con vật như ngựa, voi, khỉ, chim chóc… một số trong đó là hình ảnh các kiếp mà đức Phật từng trải qua trong hình dạng và cuộc sống của những con vật này. Một hình tượng nhân vật khơng thể thiếu trong tranh tường chùa đó là các nhắc (quỷ), thú dữ như hổ, sư tử, cá sấu…và điểm tô vào sự dịu dàng của các bức tranh là hình ảnh của các nàng tiên nữ.
Các hoạ sĩ đều dùng màu sắc để diễn tả câu chuyện một cách chân thật. Tranh tường chùa Lào và đặc biệt là những bức tranh cổ, thiên về bốn màu chủ đạo là màu xanh da trời, màu đỏ, màu hồng và màu vàng.
Đề tài tranh tường được thể hiện nhiều nhất trong chùa Lào là cảnh đức Phật thuyết pháp. Đức Phật ngồi trên ngai của mình trên trời và dưới hạ giới, các Phật tử đều quỳ xuống thành kính chắp tay vái Phật. Đề tài thứ hai cũng được thể hiện nhiều trong các chùa Lào là câu chuyện Phạ Vệt. Hình ảnh vợ chồng Phạ Vệt hai tay dắt hai đứa con được thấy rất nhiều trên tranh tường của các ngôi chùa…Các bức tranh mô tả cuộc sống thanh bình được thể hiện nhiều trên các bức tường qua tài năng của các nghệ sĩ. Hình ảnh những dịng sông, bến nước với những con thuyền trên sông. Xa xa là các bản làng với những mái nhà, những ngọn dừa thấp thống. Hình ảnh người dân với mọi
công việc thường nhật cũng được khắc hoạ. Nhưng khác với tranh tường chùa của một số nước trong khu vực như Miến Điện, Thái Lan và Campuchia, ở chùa Lào ta không bắt gặp những bức tranh mô tả cuộc chiến tranh với binh lính và vũ khí, voi, ngựa… Có lẽ do Lào là dân tộc yêu chuộng hồ bình và ln mong muốn có cuộc sống thanh bình, mặc dù họ cũng đã trải qua bao cuộc chiến tranh và chịu mọi nỗi khổ đau do chiến tranh tàn phá. Thực tế cuộc sống đó thường chỉ được thể hiện trong văn học cổ và đúc kết lại sự mong muốn thế giới của Phật luôn là thế giới thanh bình.
+ Một số truyền thuyết chính được vẽ trong đền chùa
Theo quan niệm của người Lào, chùa là nơi dạy người theo sự chỉ bảo của Phật giáo. Bởi vậy những tranh vẽ trên bức tường thường thể hiện những câu chuyện, truyền thuyết dân gian nhằm vừa làm trang trí nghệ thuật vừa răn dạy con người. Những nghệ nhân đã chọn phần quan trọng và mang ý nghĩa nhất của các truyền thuyết để vẽ trên tường như sau:
- Truyện Chăn Tha Pha Nit: các hoạ sĩ đã vẽ về người đầu tiên xây dựng cố đô Xiêng Đông-Xiêng Thoong.
- Truyện tích Phật Phạ Vệt Săn Đon: Ý nghĩa của truyền thuyết này được thể
hiện qua tính giáo dục cao. Răn dạy mọi người phải kính trọng đạo Phật, phải làm theo những điều giảng dạy của đạo Phật để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Truyện Sut Ta Sổm: thể hiện các tích về 50 kiếp của đức Phật.
- Truyện Chăn Tha Khát: là câu chuyện kể về hiện tượng nguyệt thực.
- Truyện Vị Thun Nạ Băn Đit: ông là một nhà bác học rất giỏi, có tài năng nên con quỷ muốn ăn trái tim của ơng để có thể giỏi như ông.
- Truyện Na Lộc Sa Van (về địa ngục và thiên đường): mô tả những điều con người sẽ gặp sau khi chết, thể hiện thuyết luân hồi của đạo Phật qua những
hình ảnh về thiên đường và địa ngục. Chủ đề tranh tường này rất có ảnh hưởng đến mọi người, đặc biệt là trẻ em. Qua đó người lớn có thể răn dạy để con cháu mình sợ và khơng dám làm những điều sai trái.
Bên cạnh những câu truyện trên thì trang trí tường bằng hoa văn Đooc Ta Vên cũng hết sức phổ biến trong các chùa của Luông Pha Bang. Đooc Ta Vên là hoa hướng dương thường được trang trí bên trong sỉm hoặc khắc trên tấm gỗ bên ngồi. Đây là lồi hoa có ý nghĩa cao đẹp, thể hiện rằng ngơi chùa này ln có ánh sáng mặt trời cho con người [39, tr.18].