Kiến trúc nhà cổ kiểu Lào

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 62 - 68)

1.1 .Khái quát về tỉnh Luông Pha Bang

1.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Di sản văn hóa vật thể

2.1.5. Kiến trúc nhà cổ kiểu Lào

Từ bao đời nay, nhà sàn là kiểu nhà quen thuộc được các dân tộc Lào lựa chọn để xây dựng và sinh sống. Ngày nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển với sự thay đổi diện mạo trong mọi mặt thì thói quen, sở thích sinh sống tại nhà sàn của người Lào vẫn còn sâu đậm, bởi vậy khơng khó tìm những kiểu nhà sàn cổ trên những dãy phố trung tâm, hiện đại của thành phố. Luông Pha Bang. Tuy đều là nhà sàn nhưng trong cách thiết kế, cấu trúc của mỗi nhóm dân tộc lại có đặc trưng riêng. Có thể chia thành ba kiểu nhà sàn chính. Đó là nhà sàn của dân tộc Lào Lum, Lào Xủng và Lào Thơng.

2.1.5.1. Nhà sàn của dân tộc Lào Lum

Người Lào thường ở nhà sàn để tránh mọi bất trắc có thể uy hiếp tính mạng, tài sản của mình như nạn hổ báo, rắn rết, mối mọt, trộm cướp, lũ lụt ... Giống như nhân dân nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, việc dựng nhà, chuyển đến nhà mới xưa nay ở Lào được coi là việc hệ trọng và có một số tập quán được mọi nhà tự nguyện tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Theo quan niệm của người Lào, ngôi nhà là nơi nương tựa suốt cả một đời người. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc lúc vui buồn của mỗi gia đình đều diễn ra dưới mái nhà sàn gỗ đơn sơ. Để dựng một ngôi nhà sàn gỗ, dù lớn hay nhỏ, người Lào Lum thường tiến hành theo trình tự: tìm cột, chuẩn bị tre, gỗ, chơn cột, dựng nhà, làm lễ chuyển nhà mới, trải chiếu… Yếu tố quyết định độ bền vững của ngôi nhà sàn gỗ chính là cây cột. Cột được chơn xuống đất, thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm dễ bị mối mọt nên phải lựa loại gỗ tốt là những cây gỗ thẳng và trịn. Nếu khơng may chọn phải gỗ xấu làm cột nhà, người Lào xưa kia cho rằng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ nhân sau này như bệnh tật, đau ốm… Theo tập quán thì mọi việc từ đào lỗ chôn cột, dựng nhà, giát sàn. . . đều phải làm xong trong một ngày. Người Lào Lum thường dựng nhà quay về hướng bắc, lưng tựa vào hướng nam hoặc chếch đi một chút. Nếu quay về hướng khác hoặc nhà cắt ngang hướng đông- tây là điều kiêng kỵ. Bước đầu tiên của việc dựng nhà là chôn cột. Theo tập quán, họ thường làm nhà ba gian nên có 8 cột, phải đào hố chơn cột ở phía nam trước gọi là sau hẹc, tiếp theo là đào hố chơn cột phía đơng gọi là sau khoăn, sau đó có thể đào chơn cột nào tiếp cũng được. Khi dựng cột nhà, người Lào Lum cũng phải dựng hai cột ở phía nam và đơng trước. Trước khi dựng cột, họ thường lót lá chuối tươi hay đổ cát, sỏi xuống trước. Trên đỉnh mỗi cột buộc các cành lá tươi bằng chỉ trắng hoặc tơ tằm. Với nghi thức và trình tự trên, người Lào Lum tin rằng hạnh phúc sẽ đến với gia chủ, cuộc sống lao động, sản xuất sẽ thuận lợi và gặp nhiều may mắn.

Ngôi nhà của người Lào Lum thường được chia làm hai phần chính: phần ngồi có lan can nhỏ và cửa sổ là nơi ăn uống, bếp núc, nơi sinh hoạt chung của tồn gia đình; phía trong là một dãy buồng riêng nơi nghỉ ngơi của cha mẹ và con cái. Nếu nhà của trưởng họ hay thầy cúng thì cịn có một buồng riêng, để thờ cúng, con cháu và khách tuyệt đối không được phép vào căn buồng này.

Hiện nay những căn nhà cổ nằm trên các con phố ở Luông Pha Bang đa phần là những căn nhà lâu đời được bảo tồn và tu bổ lại để phục vụ cho du lịch. Có nhiều nhà sàn mới được xây dựng, song cũng đều dựa theo cấu trúc của kiểu nhà sàn cổ xưa kia. Phần lớn nhà sàn ở khu trung tâm được dùng làm nơi bán đồ lưu niệm, nhà hàng ăn uống…. Chúng được đặt trong khn viên có cây cối, bờ rào, non bộ, đặc biệt là những nhà sàn ven bờ sơng trong khơng gian tĩnh lặng vốn có của cố đơ đã tạo nên vẻ nền nã, thanh bình mà bất cứ du khách nào đến đây cũng muốn được thưởng thức. Một trong những lý do khiến Luông Pha Bang vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các nhà sàn cổ trong trung tâm thành phố là bởi sự quản lý sát sao của ban quản lý di sản cùng với sự tự nguyện bảo tồn của người dân. Những đợt kiểm tra của ban quản lý được diễn ra thường xuyên trong năm. Nếu ngơi nhà nào có dấu hiệu xuống cấp và hư hại, lập tức sẽ phải đóng cửa và tu sửa lại. Hầu hết người dân đều hiểu được giá trị của chúng trong diện mạo chung của cố đô nên không ngần ngại đầu tư, sửa chữa những ngôi nhà này.

2.1.5.2. Nhà của người Lào Xủng (dân tộc Hmông)

Dân tộc Lào Xủng thường sinh sống ở vùng núi cao, thời tiết lạnh, khắc nghiệt. Họ chủ yếu làm nương rẫy, trồng lúa nếp nương, ngơ, dưa chuột, bí… và ni lợn, gà , săn bắn. Nhà của người Lào Xủng khác với nhà sàn của người Lào Lum ở vùng miền xi vì điều kiện nơi sinh sống cũng như phong tục tập quán khác nhau. Nhà ở của người Lào Xủng thường làm một tầng,

tường làm bằng đất hoặc gỗ, lợp ngói hoặc tranh, có ba gian, hai cửa, (một cửa chính, một cửa phụ) và phải có từ hai cửa sổ trở lên. Trong ba gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lị và là chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường cho khách. Gian giữa rộng hơn được dùng để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngơ, cối giã gạo. Trong gia đình người Lào Xủng, phịng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí riêng. Người Lào Xủng ngủ bằng phản hoặc bằng giát tre. Trong nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô lúa khi mang từ nương về bao giờ cũng được cất lên gác để khói bếp làm khơ và giữ cho không bị sâu mọt. Nhà của người Lào Xủng không bao giờ làm gần sát nhau, cho dù là anh em ruột thịt. Khi chọn được đất ở, người Lào Xủng tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Cơng việc trình tường được làm khá cơng phu. Trong q trình trình tường, người lạ khơng được đến, nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những chiếc khn gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,45-0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người Lào Xủng coi hai cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng khơng bị sâu thối, cụt ngọn. Cửa chính nhà của ngưòi Lào Xủng cũng phải được làm bằng gỗ tốt. Nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ khơng mở ra ngồi. Người Lào Xủng khơng sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn làm bằng gỗ, bởi họ coi cửa mở ra đóng vào là lịng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngồi cửa chính, nhà của người Lào Xủng cịn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào

nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính. Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người Lào Xủng, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Người Lào Xủng rất u q gia súc, có khi cịn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc, người Lào Xủng đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ ni.

Nhà người Lào Xủng thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. Hàng rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc hai ba nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, tạo thành một khu riêng biệt. Người Lào Xủng cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà quay lưng ra khe núi, vực sâu. Bản của người Lào Xủng có từ vài ba nóc nhà trở lên. Có bản chỉ có một dịng họ nhưng khơng nhiều, cịn lại đa số là một bản có nhiều dòng họ sống cùng nhau.

2.1.5.3. Nhà sàn của Lào Thơng (Khơ Mú)

Người Lào Thơng thường sinh sống ở dọc theo sườn núi, làm nghề săn bắn, làm nương là chủ yếu. Bản làng của họ không qui mô, rộng lớn như của người Lào Lum. Họ thường lập làng bản trên sườn đồi, nơi gần nguồn nước theo hệ thống mật tập (nghĩa là hình thái sắp xếp không theo một thứ tự nhất định nào; khơng có đường ngõ, khơng rào giậu, chỉ có những lối mòn tự nhiên nối nhà nọ qua nhà kia). Những nếp nhà đó dễ cho ta ấn tượng về phong cách núi rừng. Càng tìm hiểu, càng dần phát hiện lối kiến trúc độc đáo mang đậm đặc trưng văn hóa nhà sàn. Thật vậy, xung quanh việc làm nhà và ở nhà sàn truyền thống là những câu chuyện văn hóa mang tính luật tục lại vừa mang tính tâm linh và đậm chất nhân văn.

Nhà sàn Khơ Mú kiểu cổ truyền có hình dáng nhà hai mái, đầu hồi mái nhà hình con ốc, tượng trưng cho lịng mong muốn được giàu có của gia đình. Từ xa xưa, trong tiềm thức của người Lào Thơng, phải làm một kiểu nhà an toàn, chịu đựng được điều kiện nơi núi cao rừng sâu. Vì thế, những ngôi nhà truyền thống ra đời, gắn với đồng bào hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển và tránh được biết bao hiểm nguy bởi thú dữ, bởi thiên tai khắc nghiệt.

Với người Lào Thơng, ngôi nhà không chỉ để đủ cho nhiều thế hệ cùng chung sống mà còn là nơi gặp gỡ anh em họ tộc, bà con làng bản mỗi khi gia đình có việc. Vì thế, diện tích nhà thường rộng từ 60 đến 80 mét vuông. Nhà sàn của Khơ Mú có cấu trúc ba gian. Bếp nấu được làm ngay ở góc gần cầu thang phía trước. Một bếp nữa ở gian thứ hai đặt lễ thờ cúng tổ tiên, ma nhà. Bếp thứ ba ở gian trong cùng, chỉ để xơi cơm, nấu rượu (biểu thị sự giàu có, sung túc). Khách không nên đến gần hai bếp này vì họ quan niệm dễ đem điều rủi ro tới cho chủ nhà.

Tùy theo qui mô lớn, nhỏ của nhà mà số lượng cửa sổ nhiều hay ít, to hay nhỏ, cao hay thấp. Xuất phát từ tính tập thể rất cao nên khi làm nhà, các hộ trong bản thường tập trung đến làm cùng. Trường hợp sửa chữa nhà cửa thì chủ nhà phải làm lễ Soi gang. Lễ cúng ma nhà được tiến hành ở gian giữa, nơi đặt bàn thờ tổ tiên và lễ vật phải có rượu cần. Sau khi khấn xin tổ tiên, cha mẹ (kể cả ma nhà) về chứng kiến, phù hộ cho con cháu, gia chủ tiếp tục lễ gọi “hồn” cồng chiêng (gồm chiêng đực, chiêng cái và chiêng con). Có vậy, chiêng mới được phép đánh lên cho mọi người vui với gia đình sau đó. Tóm lại, nhà sàn truyền thống của người Lào Thơng biểu hiện đặc trưng, tình cảm, lối sống của một tộc người.

Với người Lào Thơng, chính ngơi nhà đã hun đúc nên tinh thần một tộc người có ý thức cộng đồng cao với sự hòa hợp lẫn nhau giữa các thành viên

trong gia đình, dịng họ. Nhà sàn là cầu nối giữa con người với vũ trụ; là nơi gửi gắm niềm tin giữa con người với các thần linh; là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần. Đó cũng là biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc khi nền kinh tế nương rẫy đóng vai trị quan trọng trong đời sống của họ.

Nhà sàn của người Lào Thơng được xem như một bảo tàng nghệ thuật sống, khơng chỉ bởi kiểu kiến trúc mà cịn phản ánh về vai trị và chức năng vốn có của nhà sàn. Nơi đây luôn tạo cho người Lào Thơng một hình ảnh thân quen, gần gũi, ấm áp, càng ngày càng gắn bó giữa các thế hệ hơm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu Di sản văn hóa cố đô luông pha bang với sự phát triển du lịch (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)