Những nghiên cứu về SSNM trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4 Những nghiên cứu về SSNM trong và ngoài nước

2.4.1 Ngồi nước

Kỹ thuật bón phân theo lơ khuyết được sử dụng để xác định khả năng cung cấp các dưỡng chất từ đất, đặc biệt là các nguyên tố đa lượng NPK (Dobermann

et al., 2007).

Phương pháp quản lý dưỡng chất theo vùng chuyên biệt được sử dụng đầu tiên cho lúa gạo vào giữa thập niên 1990 như một phương pháp để quản lý động thái dinh dưỡng và để tối ưu hóa cung và cầu của một chất dinh dưỡng theo vùng đặc thù ở một vụ trồng cụ thể (Dobermann et al., 2007). Mơ hình QUEFTS được phát triển bởi Janssen et al. (1990), được sửa đổi và hợp thức hóa để ước tính nhu cầu chất dinh dưỡng tối ưu ở một năng suất mục tiêu (Pathak et al., 2003; Liu et

al., 2006; Witt et al., 2007, 2009; Buresh et al., 2010; Setiyono et al., 2010;

Chuan et al., 2013; Kumar et al., 2014; Pasuquina et al., 2014; Murni et al., 2018).

Kỹ thuật lô khuyết được chứng minh hữu ích trong việc xác định lượng phân bón cần thiết để đạt được một năng suất mục tiêu (Witt and Doberman, 2002). Trong phương pháp này N, P và K được áp dụng ở mức đủ cao để đảm bảo năng suất mà không bị giới hạn bởi một nguồn cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ sung. Năng suất mục tiêu có thể được xác định từ các lơ mà không bị giới hạn NPK. Một chất dinh dưỡng bị khuyết từ các lô để xác định năng suất bị giới hạn bởi một chất dinh dưỡng.

Đồng bộ lớn hơn giữa nhu cầu cây trồng và cung cấp dinh dưỡng là cần thiết để cải thiện hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với N. Chia bón N trong suốt vụ trồng, chứ khơng phải là duy nhất, bón nhiều trước khi trồng cây được biết là có tăng hiệu quả sử dụng N (Cassman et al., 2002).

2.4.2 Trong nước

Theo dự án SSNM - chương trình hợp tác Đại học Cần Thơ và Viện dinh dưỡng cây trồng quốc tế, thời kỳ đầu cây bắp hút chất dinh dưỡng chậm, thời kỳ từ 7 - 8 lá đến sau trổ 15 ngày toàn bộ các bộ phận trên mặt đất cũng như các bộ phận dưới mặt đất của cây bắp tăng trưởng nhanh, các cơ quan sinh trưởng phát triển mạnh, lượng tinh bột và chất khô tăng nhanh. Đây là giai đoạn cây bắp hấp thu chất dinh dưỡng tối đa (bằng 70-90% dinh dưỡng cả vòng đời cây hút). Ở thời kỳ này nếu cây thiếu nước và chất dinh dưỡng sẽ làm giảm năng suất từ 10 - 20%. Trong các yếu tố dinh dưỡng thì N là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng bậc nhất của cây bắp.

Sử dụng kỹ thuật lơ khuyết ở tỉnh Sóc Trăng trong vụ Đơng Xn 2005 - 2006 và Đông Xuân 2006 - 2007 cũng cho thấy, mức độ thiếu hụt dinh dưỡng đất ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất bắp lai được xác định theo thứ tự là N > P > K (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2009).

Thử nghiệm đáp ứng của bón P trên bắp lai được thực hiện trong nhà lưới trên chín biểu loại đất trồng bắp ở ĐBSCL, kết quả cho thấy các loại đất trong thử nghiệm hầu hết đều có đáp ứng tăng năng suất bắp khi bón P và được phân cấp từ nghèo đến trung bình theo thang đánh giá Bray (Ngô Ngọc Hưng, 2009a và 2009b). Một nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự đáp ứng tăng năng suất của bắp lai khi bón P trong điều kiện nhà lưới. Sự đáp ứng cao nhất được ghi nhận trên loại đất xám bạc màu như Tri Tôn 2 (151%) và Mộc Hóa (63,4%) (Lý Ngọc Thanh Xuân và Ngô Ngọc Hưng, 2010).

Nghiên cứu sự hấp thu trung vi lượng của bắp lai thực hiện ở 5 địa điểm thuộc đất phù sa ở tỉnh Sóc Trăng cho thấy hàm lượng Ca và Fe trong cây bắp được phân bố chủ yếu trong thân, riêng hàm lượng Cu lại được phân bố trong hạt nhiều hơn trong thân. Hàm lượng Mg và Fe và Zn được cây bắp hấp thu ở mức bình thường. Tuy nhiên, hàm lượng Ca (0,12%) và Cu (0,12 ppm) trong cây bắp được đánh giá ở mức thấp. Tổng lượng dưỡng chất được cây bắp hấp thu theo thứ tự là khoảng 26 kg Mg/ha, 13 kg Ca/ha, 589 g Fe/ha, 450 g Zn/ha và 13 g Cu/ha (Lâm Ngọc Phương, 2011). Theo tài liệu ghi nhận cũng cho biết rằng bón phân NPK cao hơn nên được áp dụng cho cây bắp đúng cách theo phương pháp SSMN để đạt được năng suất cao hơn (Witt, 2004).

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w