Xác định nhu cầu bón lân cho bắp lai

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 122 - 128)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.5.3 Xác định nhu cầu bón lân cho bắp lai

Theo Pampolino et al. (2012), việc ứng dụng phương pháp SSNM chủ trương sử dụng đầy đủ phân bón P để khắc phục sự thiếu hụt P và tránh khai thác P từ đất. Vì vậy, phân bón P được khuyến cáo ngay cả khi năng suất không giới hạn bởi phân P bằng việc bổ sung lượng P được loại bỏ bằng hạt và nhu cầu phân P trên năng suất mục tiêu đạt được (đáp ứng năng suất hạt mong đợi) đối với sử dụng phân bón. Kết quả phân tích về hàm lượng P trong hạt bắp lai được trồng trên đất phù sa An Phú – An Giang đạt giá trị 2,41±0,22 kg P2O5/tấn hạt (Bảng

4.22). Theo nhiều nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng P trong hạt bắp lai đạt trong khoảng 2,32-2,35 kg P2O5/tấn hạt (Codling et al., 2007; Bąk et al., 2016).

được tính dựa vào lượng dưỡng chất P (kg P2O5/ha) cây trồng lấy đi từ đất ở vùng

Bảng 4.22: Thống kê năng suất và tính tốn nhu cầu bón P hoàn trả lại cho đất trên đất phù sa ở An Phú-An Giang, ĐX 14-15 và ĐX 15-16.

Năng suất hạt (tấn/ha) Năng suất mục

tiêu (tấn/ha)

Hàm lượng Phạt ô 0P (kg P2O5/tấn hạt)

(1) Nhu cầu phân P hoàn trả lại cho đất (kg P2O5/ha) Mùa vụ GYNPK GY0P GY MCG-0P TB±SE ĐX 14-15 ĐX 15-16 TB 2 vụ ĐX 11,41±0,11 10,1±0,36 11,9±0,35 2,42±0,22 54,5±2,27 11,28±0,22 10,0±0,41 11,6±0,33 2,40±0,21 54,3±2,52 11,35±0,34 10,0±0,38 11,8±0,35 2,41±0,22 54,4±2,39

Ghi chú: (1)Nhu cầu phân P hoàn trả lại cho đất = GY0P * MCG-0P; GYNPK: năng suất ở lơ bón đầy đủ dưỡng chất NPK; GY0P: năng suất ở lơ khơng bón dưỡng chất P; GY: năng suất hạt mục tiêu; MCG-0P: hàm lượng P trong hạt của ô không bón P; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn; ĐX: vụ Đông Xuân.

Bảng 4.23: Thống kê lượng hấp thu P, nhu cầu P tăng theo ĐƯNS và tính tốn tổng nhu cầu bón P cho bắp lai trên đất phù sa ở An Phú-An Giang, ĐX 14-15 và ĐX 15-16.

Mùa vụ

Năng suất đáp ứng Tổng hấp thu P

(kg P2O5/ha) (2) Nhu cầu phân P trên NS mục tiêu (3) Nhu cầu bón P

YRP-MT YRP UN+P UN0P

(kg P2O5/ha) (kg P2O5/ha) ĐX TB±SE ĐX 14-15 ĐX 15-16 1,84±0,19 1,57±0,19 1,37±0,19 1,29±0,19 109±4,22 84,9±4,52 106±3,84 83,3±3,21 24,9±3,46 24,3±3,60 79,4±3,48 78,6±3,65 TB 2 vụ 1,77±0,18 1,33±0,18 108±4,06 84,1±3,91 24,6±3,51 79,0±3,55

Ghi chú: (3) Nhu cầu bón P: FP (kg P2O5/ ha-1) = (1)+(2); (1)Nhu cầu phân P hoàn trả lại cho đất = GY0P * MCG-0P (Bảng 4.22); (2) Nhu cầu phân P tăng theo ĐƯNS mục tiêu = UP’ * YRP-MT;

UP’ là nhu cầu chất dinh dưỡng P tối hảo cần để sản xuất một tấn hạt (kg/tấn) được tính như sau UP’ = (UN+P – UN0P)/YRP; YRP: là hiệu năng suất đạt được của lơ thí nghiệm có bón P (lơ bón đầy đủ NPK) và năng suất ơ bón khuyết dưỡng chất P; YRP-MT: là hiệu năng suất mục tiêu và năng suất ơ bón khuyết dưỡng chất P; UN+P: là tổng hấp thu P của ơ bón đầy đủ; UN0P: là tổng hấp thu P của ơ 0P; TB: giá trị trung bình; SE: sai số chuẩn, ĐX: vụ Đông Xuân.

Trên đất phù sa An Phú – An Giang, khi đáp ứng năng suất hạt đối với phân P đạt 1,33±0,18 tấn/ha thì nhu cầu phân P trên năng suất mục tiêu đạt 24,6±3,51 (kg P2O5/ha) (Bảng 4.23), đồng nghĩa với việc để cây bắp lai đáp ứng năng suất 1 tấn hạt thì nhu cầu phân P đạt ~18,5 kg P2O5. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Pasuquin et al. (2014), trên đất canh tác cây bắp lai ở các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia (n=167), nhu cầu dinh dưỡng P đáp ứng 1 tấn hạt là 20 kg P2O5. Tổng nhu cầu phân P của vùng nghiên cứu được xác định khi

đáp ứng năng suất đối với phân P (hiệu suất năng suất giữa lơ thí nghiệm bón đầy đủ dưỡng chất NPK so với lơ bón khuyết dưỡng chất P) đạt 1,33±0,18 tấn/ha thì nhu cầu phân P tương ứng 79,0±3,55 kg P2O5/ha.

Bảng 4.24: Lượng phân P cần bón (kg P2O5/ha) cho bắp lai dựa trên đáp ứng năng suất giữa ơ bón P và ơ khuyết 0P.

Năng suất (tấn/ha) của lơ bón P Năng suất mục tiêu (tấn/ha)

tăng so với 0P 8-10 11-13 14-16 0,0 45-55 60-70 75-85 0,5 55-65 70-80 85-95 1,0 65-75 80-90 95-105 1,5 75-85 90-100 105-115 2,0 85-95 100-110 115-125 2,5 95-105 110-120 125-135 3,0 105-115 120-130 135-145

Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng cho năng suất hạt gia tăng ~20kg P2O5/đáp ứng 1 tấn hạt cộng với nhu cầu dinh dưỡng hoàn trả lại đất khi hạt lấy đi (P trong hạt = 2,41 kg P2O5/tấn hạt – giá trị trung bình hàm lượng P trong hạt của nghiệm thức 0P từ các thí nghiệm trên hai vùng).

Bảng hướng dẫn nhu cầu phân P cho cây bắp lai trên đất phù sa ở An Phú – An Giang được thiết lập ở Bảng 4.24. Với các mức đáp ứng năng suất giữa nghiệm thức có bón P (nghiệm thức bón đầy đủ lượng NPK) so với nghiệm thức

bón khuyết dưỡng chất P có giá trị từ 0 đến 3 tấn/ha, khi tăng đáp ứng năng suất hạt bắp lai đạt

0,5 tấn/ha thì nhu cầu phân P tăng ~10 kg P2O5/ha. Năng suất mục tiêu của vùng nghiên cứu (tấn/ha) được chia làm ba nhóm 8-10; 11-13; 14-16 tấn/ha (phân nhóm dựa trên kết quả thí nghiệm trên 80 hộ nơng dân trồng bắp lai ở mùa vụ Đông Xuân). Năng suất mục tiêu và đáp ứng năng suất trên từng địa điểm khác nhau của thí nghiệm thì có nhu cầu phân P khác nhau (kg P2O5/ha) (Bảng 4.24).

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w