Đặc điểm vùng nghiên cứu An Phú-An Giang

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.9 Đặc điểm vùng nghiên cứu An Phú-An Giang

2.9.1 Vị trí địa lý

An Phú là huyện biên giới của tỉnh An Giang, tiếp giáp Campuchia và là nơi tiếp nhận dịng chảy đầu tiên của sơng Hậu từ Campuchia vào Việt Nam. Bản đồ hành chính của huyện An Phú được trình bày theo sau:

Vị trí địa lý: Phía Đơng giáp thị xã Tân Châu; Phía Tây giáp huyện Bourei Cholsar, tỉnh Takeo; Phía Tây Bắc giáp huyện Angkor Borei, tỉnh Takeo; Phía Nam giáp thành phố Châu Đốc; Phía Bắc giáp huyện Koh Thom, tỉnh Kandal.

Huyện An Phú có thể được chia thành ba vùng: Sơng Hậu, sơng Bình Di và sông Châu Đốc chạy song song tạo nên cù lao An Phú ở giữa. Hai bên là các xã bờ Tây sông Châu Đốc và bờ Đông sông Hậu.

2.9.2 Đất đai

An Phú có diện tích tự nhiên 226 km2, dân số khoảng 179.000 người. Đất thuộc loại phù sa, vào mùa lũ nước tràn vào đồng ruộng nên phù sa lắng đọng và bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho phát triển cây hoa màu. Vì vậy, đất vùng này thuộc vùng đất cát phân bùn và có nhiều phong thổ nên phù hợp trồng lúa và các loại cây trồng màu.

Huyện An Phú có địa thế chia làm 3 phần, sơng Hậu chạy xuyên ở giữa chia đôi mảnh đất, đồng thời sau nhiều năm phù sa tích tụ tạo nên cù lao An Phú nổi lên giữa sông chia thành 2 nhánh nhỏ: nhánh phụ bên bờ Tây rộng khoảng 300 m, nhánh chính bên bờ Đơng rộng hơn.

Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập úng thường xuyên, chủ yếu là đất phù sa. Hàng năm, An Phú chịu ảnh hưởng của mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 4-5 tháng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân.

2.9.3 Khí hậu

Khí hậu An Phú cũng chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới, nhiệt độ từ 20- 35oC, mưa nhiều trong tháng 7, 8, 9 với lượng mưa khoảng 1.000-1.300 mm. Chịu ảnh hưởng của gió Nam và gió Bấc. Độ ẩm trung bình 75-80%. Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w