Xác định hàm lượng dinh dưỡng trong lá

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 72 - 74)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp

3.2.2.1 Xác định hàm lượng dinh dưỡng trong lá

Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu lá bắp

Số lượng mẫu lá thu được 80 mẫu (Theo Walworth and Sumner, 1988, nguồn dữ liệu để thành lập tiêu chuẩn DRIS bao gồm năng suất cây trồng và phân tích hóa học của mơ lá, và thơng tin này có thể thu được từ cây trồng thương mại hoặc đơn vị thử nghiệm. Kích thước của các nguồn dữ liệu khơng phải là một yếu tố có liên quan trực tiếp đến chất lượng của các tiêu chuẩn DRIS, mà là chất lượng của nguồn dữ liệu. Theo nhiều nhóm tác giả khác nhau như: Bender et al., 2013; Youssef et al., 2013… Nguồn dữ liệu cho thiết lập bộ Dris chuẩn với cở mẫu > 50 mẫu, và được thực hiện phân tích mẫu trên lá với các yếu tố dinh dưỡng > 9 dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn, Mn,…).

Mẫu lá được thu vào hai giai đoạn phát triển của cây V10 và R1. Giai đoạn phát triển V10 và R1 là hai giai đoạn nhạy cảm của cây bắp và có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước trái và năng suất thu hoạch (Dierolf et al. (2001). Giai đoạn V10 là giai đoạn phát triển tích cực của cây bắp, thiếu chất dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng và phát triển của trái. Phân tích lá về chất dinh dưỡng ở giai đoạn R1 cho tương quan rất cao với năng suất hạt cuối cùng và hiệu xuất sử dụng phân bón (Ngơ Hữu Tình (2003). Tổng lượng mẫu lá cần thu là 160 mẫu (80 mẫu cho từng giai đoạn phát triển V10 và R1). Mẫu lá được thu ở thí nghiệm bón đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cây bắp sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất đạt tối ưu nhất. Mẫu được thu vào vụ Đông

Xuân năm 14-15 và 15-16.

Giai đoạn V10: là giai đoạn sinh trưởng khi cây đạt 10 lá, mẫu lá bắp được thu thập ở vị trí lá +3 (lá thứ hai tính từ lá +1).

Giai đoạn R1: là giai đoạn phun râu của cây bắp và mẫu lá bắp được thu thập ở vị trí lá ơm trái.

Mẫu lá trên mỗi hộ lấy 16 điểm ngẫu nhiên tương ứng với 16 lá/mẫu (không thu lá bị sâu bệnh) cho vào túi nhựa, ghi ký hiệu mẫu (địa điểm, ngày lấy mẫu, giai đoạn lấy mẫu). Mẫu được loại bỏ gân lá, cân sinh khối và được sấy ở nhiệt độ 700 C rồi nghiền mịn qua máy nghiền cho phân tích các hàm lượng dưỡng chất trong mẫu thực vật.

Phương pháp phân tích hàm lượng dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn và Mn trong lá được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Phương pháp phân tích hàm lượng dưỡng chất trong mẫu thực vật.

STT Dưỡng chất Phương pháp xác định* Công phá mẫu

K, Ca, Mg, Cu,

3 Fe, Zn, và Mn tổng

số

Đo trên máy hấp thu nguyên tử

khử khoáng + 100ml H2SO4 96%, H2O2 được sử dụng để oxy hóa

Walsh and Beaton (1973)

Thang đánh giá dưỡng chất trong lá bắp lai được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thang đánh giá dưỡng chất trong lá bắp lai giai đoạn phát triển R1.

Dưỡng chất Thấp (%) Trung bình (%) Cao (%)

N < 2,9 3-5 > 5 P2O5 < 1,14 1,37-2,74 > 2,74 K2O < 3,6 4,3-6,26 > 7,2 Ca < 0,3 0,3-1,0 > 1,0 Mg < 0,15 0,2-0,6 > 0,6 Dierolf et al., (2001) 1 N tổng số Chưng cất Kjeldhal

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w