Tình hình sản xuất bắp lai

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.10 Tình hình sản xuất bắp lai

2.10.1 Tình hình chung về cây bắp ở trên thế giới

Cây Bắp (Zea mays) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế giới cây bắp đứng hàng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và đứng thứ nhất về năng suất. Theo số liệu của KPMG (India Private Limited, India Maize Summit, 2014, USDA) thì giai đoạn 2001– 2014 tồn thế giới trồng 177 triệu ha

bắp với năng suất bình quân đến năm 2014 là 5,5 tấn/ha và tổng sản lượng gần 967 triệu tấn (Thông tin Khoa Học và Công Nghệ, 2014). Ngành sản xuất bắp thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn 40 năm gần đây, bắp là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 2004, năng suất bắp trung bình của thế giới chỉ chưa đến 5 tấn/ha, năm 2014 đã đạt 5,5 tấn/ha.

Sản lượng bắp xuất khẩu trên thế giới trung bình hằng năm từ 17 đến 103 triệu tấn tính từ năm 2001 đến 2014. Trong đó, Mỹ xuất khẩu khoảng 22 - 50% tổng sản lượng và các nước khác chiếm khoảng 50 – 78%. Sản lượng bắp trên thế giới năm 2014 tăng lên khoảng 1/3 so với 10 năm trước đây (sản lượng khoảng 717 triệu tấn vào năm 2004) (India Private Limited, India Maize Summit, 2014,

USDA)

Hình 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng bắp lai trên thế giới qua các niên vụ 2001-2014. (Nguồn: AGROINFO, 2014).

Diện tích, sản lượng và năng suất bắp lai trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm từ niên vụ 2001-2002 đến niên vụ 2013-2014. Diện tích từ 173,3 triệu ha trong niên vụ 2001- 2002 tăng lên 177,4 triệu ha trong niên vụ 2013-2014, tăng 29% trong vòng 13 niên vụ. Năng suất cũng tăng 26% trong giai đoạn 2001-2013. Sản lượng bắp thế giới tăng 63%, bình qn 4,2%/năm. Trong đó, sản lượng tăng do tăng diện tích là 2,2%/năm và do tăng năng suất là 2% (Hình 2.5).

Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về sản lượng bắp lai, đạt trên 353 triệu tấn trong niên vụ 2013-2014, kế đến là Trung Quốc đạt trên 217 triệu tấn. Đứng hàng thứ ba là Brazil với sản lượng 80,5 triệu tấn, khối EU-27 đứng thứ tư với sản lượng gần 65 triệu tấn. Các quốc gia như Ukraine, Ấn Độ, Argentina, Mexico có sản lượng từ

22-30 triệu tấn trong niên vụ 2013-2014. Tổng sản lượng bắp lai của các nước này chiếm 83% sản lượng bắp lai thế giới (Hình 2.6).

Hình 2.6: Sản lượng bắp lai của một số quốc gia trên thế giới, niên vụ 2013- 2014. (Nguồn: AGROINFO, 2014).

2.10.2 Tình hình chung về cây bắp ở An Phú – An Giang

An Giang là tỉnh có diện tích trồng bắp và sản lượng khá lớn. Trong giai đoạn từ năm 2010-2018, tính tới thời điểm 2018 về diện tích trồng bắp của tỉnh chiếm trung bình khoảng 23% diện tích trồng bắp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), về sản lượng chiếm khoảng 32,2% sản lượng bắp ở ĐBSCL (Bảng 2.2 và 2.3).

Nhìn chung, diện tích trồng bắp cả nước từ năm 2010 đến năm 2018 có chiều hướng giảm (ngoại trừ năm 2015), hầu hết các tỉnh ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long điều có xu hướng giảm đến năm 2018 và diện tích đến năm 2018 hầu hết các tỉnh điều sản xuất với diện tích khơng lớn (<4,7 nghìn ha), đồng thời ở An Phú nói riêng và An Giang nói chung diện tích có chiều hướng giảm từ năm 2014 đến 2018 (Bảng 2.2). Nguyên nhân làm cho diện tích cây bắp giảm ở An Phú – An Giang là do hiệu quả sản xuất cây bắp trong những năm qua có xu hướng giảm. Theo kết quả thống kê hàng năm cho thấy, phần lớn diện tích và sản lượng bắp của tỉnh tập trung chủ yếu ở vùng có truyền thống trồng bắp nhất là các huyện ven sơng Tiền, sông Hậu với chất lượng đất tốt.

Bảng 2.2: Diện tích trồng bắp ở An Phú – An Giang so với khu vực và cả nước (nghìn ha).

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cả nước(1) 1125,7 1178,9 1152,7 1099,5 1039,0 ĐBSCL(1) 37,7 38,2 34,8 35,1 33,0 Long An(1) 5,2 4,2 2,4 1,4 1,3 Trà Vinh(1) 5,2 5,5 4,3 4,2 3,9 Tiền Giang(1) 4,7 4,4 4,1 4,5 4,7 An Giang(1) 9,8 8,6 8,1 8,3 7,5 Tân Châu(2) 1,2 1,2 1,1 0,9 1,0 Chợ Mới(2) 4,0 2,5 1,9 1,7 1,7 An Phú(2) 3,9 3,7 3,9 4,4 3,7

((1)Tổng cục Thống kê, 2018; (2) Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2018 )

Bảng 2.3: Sản lượng bắp ở An Phú – An Giang so với khu vực và cả nước (nghìn tấn).

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cả nước(1) 4625,7 5.287,2 5.246,5 5.109,6 4.905,9 ĐBSCL(1) 200,4 219,5 193,4 200,2 189,5 Long An(1) 28,5 29,0 11,7 9,0 8,1 Trà Vinh(1) 27,0 30,0 22,5 22,2 20,4 Tiền Giang(1) 15,7 15,8 14,8 16,1 16,8 An Giang(1) 68,4 64,6 60,9 62,9 61,0 Tân Châu(2) 9,5 6,7 8,13 6,76 7,59 Chợ Mới(2) 18,8 10,8 8,28 7,52 8,84 An Phú(2) 36,9 48,2 37,4 41,0 38,1

((1)Tổng cục Thống kê, 2018; (2)Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2018 )

Theo số liệu thống kê từ năm 2010 - 2018 thì diện tích, năng suất và sản lượng bắp ở An Phú – An Giang ln đứng đầu tồn tỉnh (Bảng 2.2, 2.3 và 2.4). Tính đến thời gian năm 2018 về diện tích chiếm trên 49% diện tích trồng bắp của tỉnh. Về sản lượng thì chiếm trên 62% sản lượng bắp của toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Năng suất bắp của một số huyện có diện tích trồng bắp lớn ở An Giang (tấn/ha).

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cả nước (1) 4,11 4,48 4,55 4,65 4,72 ĐBSCL(1) 5,32 5,75 5,56 5,70 5,74 Long An(1) 5,5 6,9 4,9 6,4 6,2 Trà Vinh(1) 5,2 5,5 5,2 5,3 5,2 Tiền Giang(1) 3,3 3,6 3,6 3,6 3,6 An Giang (1) 7,0 7,5 7,5 7,6 8,2 Tân Châu (2) 8,2 7,9 7,6 7,5 7,5 Chợ Mới (2) 4,7 4,3 4,3 4,5 5,3 An Phú (2) 9,6 10,1 9,6 9,3 10,3

((1)Tổng cục Thống kê, 2018; (2)Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2018 )

Riêng về năng suất thì ở An Phú năng suất bắp ln cao hơn năng suất bắp trung bình của tồn tỉnh. Tuy nhiên cũng như tồn tỉnh, năng suất bắp ở An Phú có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Do vậy, việc nghiên cứu để duy trì, phát triển cây bắp ở An Phú – An Giang theo mục tiêu của đề tài đề ra là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w