Đánh giá nhu cầu hấp thu dưỡng chất cho cây bắp lai

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp

3.2.3 Đánh giá nhu cầu hấp thu dưỡng chất cho cây bắp lai

Thực hiện thí nghiệm

Thí nghiệm nơng hộ (on farm-research) được thực hiện trên 80 hộ nông dân ở hai vụ Đông Xuân năm 2014-2015 và 2015-2016, mỗi vụ Đông Xuân thực hiện trên 40 hộ nông dân trên nền đất phù sa huyện An Phú – An Giang với mỗi hộ nông dân là một lần lặp lại. Mỗi lặp lại gồm 5 nghiệm thức (Bảng 3.4), mỗi nghiệm thức thí nghiệm là 36 m2 (6m x 6m). Giống bắp được sử dụng trong thí nghiệm là giống NK7328 của Cơng ty Syngenta được cơng nhận và cho sản xuất vào tháng 10/2010. Mật độ hạt gieo trồng 55.000 – 60.000 cây ha-1 với 2 hạt/lỗ. Các nghiệm thức của thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Các nghiệm thức của thí nghiệm.

NT Mơ tả

Lơ được bón đầy đủ (NPK): lơ (6m x 6m) phân đạm, lân và kali được bón

NPK với lượng cao để đảm bảo rằng những dinh dưỡng này không làm giới hạn

năng suất hạt.

-N Lô khuyết đạm (0-N): lơ (6m x 6m) khơng bón phân đạm, nhưng phân lân và kali vẫn được bón đủ để đảm bảo rằng những dinh dưỡng đa lượng ngồi đạm khơng làm giới hạn năng suất hạt.

-P Lô khuyết lân (0-P): lô (6m x 6m) khơng bón phân lân, nhưng phân đạm

và kali vẫn được bón đủ để đảm bảo rằng những dinh dưỡng đa lượng ngồi lân khơng làm giới hạn năng suất hạt.

-K Lô khuyết kali (0-K): lơ (6m x 6m) khơng bón phân kali, nhưng phân đạm và lân vẫn được bón đủ để đảm bảo rằng những dinh dưỡng đa lượng ngồi kali khơng làm giới hạn năng suất hạt.

Thực tế bón phân của nơng dân (FFP): đây là vùng xung quanh toàn bộ các điểm thí nghiệm. Nơng dân thực hiện việc quản lý dinh dưỡng và cây trồng mà khơng có sự tham gia của nhà nghiên cứu. Ở nghiệm thức này

FFP được thu mẫu ở mỗi điểm vào thời điểm thu hoạch để so sánh với lơ được

bón đầy đủ NPK.

210-240N–110-130P2O5–30-45K2O Thực tế bón phân của nơng dân

(FFP) (kết quả điều tra vụ ĐX)

Thời kỳ và liều lượng bón phân

Cơng thức bón phân NPK theo khuyến cáo dùng cho thí nghiệm ở vụ Đông Xuân: 200N - 90 P2O5 - 80K2O (kg/ha) (Pasuquin et al., 2014).

Các thời điểm bón phân:

+ Lần 1: bón lót tồn bộ phân lân.

+ Lần 2: 10 ngày sau khi trồng, bón 1/3 N + ½ KCl. + Lần 3: 20 ngày sau khi trồng, bón 1/3 N

+ Lần 4: 45 ngày sau khi trồng, bón 1/3 N + ½ KCl

Chỉ tiêu nơng học theo dõi

Sinh trưởng: tiến hành đo đạc các chỉ tiêu sinh trưởng trên 80 ruộng thí

nghiệm, vụ Đơng Xn 2014-2015 và 2015-2016, các nghiệm thức của thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.4.

- Chiều cao cây (cm): đo chiều cao của 12 cây cho mỗi nghiệm thức, đo từ sát mặt đất lên tới chót lá cao nhất trên cùng. Chiều cao cây được xác định vào các thời điểm cây bắp được 10 lá (V10), giai đoạn cây bắp phun râu (R1) và giai đoạn chín sinh lý (R6).

- Đường kính thân (cm): đo ở phần ngọn, giữa và gốc sau đó tính trung bình. Mỗi lặp lại của nghiệm thức lấy ngẫu nhiên 12 cây.

Sinh khối, năng suất và tổng hấp thu mẫu thực vật:

- Năng suất bắp (tấn/ha): xác định năng suất hạt của 4 hàng trong nghiệm thức, mỗi hàng dài 3m, ngoại trừ 2 dịng bìa. Qui về ẩm độ hạt 15,5%.

- Sinh khối (thân, lá cùi): cũng được xác định của 4 hàng trong nghiệm thức, mỗi hàng dài 3m, ngoại trừ 2 dịng bìa. Mẫu được tách riêng cho từng bộ phận.

- Tổng hấp thu N, P và K trong cây được tính tốn vào cuối vụ. Tổng hấp thu N, P, K = sinh khối khô (lá, thân, hạt) x hàm lượng (N, P2O5, K2O của từng bộ phận).

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w