Chẩn đốn nhu cầu phân bón của cây trồng

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5 Chẩn đốn nhu cầu phân bón của cây trồng

Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây tùy thuộc vào số lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong đất, quá trình huy động và khả năng rễ có hấp thu được chất dinh dưỡng đó khơng… Vì vậy, phải tiến hành thí nghiệm để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đất và cây trồng để tìm cách sử dụng phân bón có hiệu quả. Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2003), các phương pháp để chẩn đoán nhu cầu phân bón của cây trồng như quan sát cây, phân tích đất, phân tích cây và chẩn đốn bằng những thí nghiệm về phân bón.

- Chẩn đốn bằng quan sát cây: tình trạng sinh trưởng của cây phản ánh khả năng đáp ứng chất dinh dưỡng của đất và phân bón. Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát thơi thì khó xác định được đúng ngun nhân, vì trong đất có thể cùng thiếu một lúc hai ba chất nên màu sắc thể hiện trên lá khơng đặc trưng.

- Chẩn đốn bằng phân tích đất: phân tích hàm lượng dưỡng chất hữu dụng trong đất thường đơn giản và ít tốn kém, nhưng vấn đề quan trọng là phải tìm phương pháp thích hợp cho từng loại đất để phản ánh tốt nhất sự hấp thu dưỡng chất của cây trồng.

- Chẩn đốn bằng phân tích cây: phân tích cây cho biết trạng thái dinh dưỡng của cây lúc lấy mẫu. Lượng chất dinh dưỡng do cây hút được dùng làm tài liệu tham khảo để tính tốn phân bón theo năng suất kế hoạch và còn là căn cứ để xác định mức độ khai thác dinh dưỡng dự trữ trong đất. Sau khi có kết quả phân tích, việc lý giải thường dựa trên tổng lượng các dưỡng chất trong lá, hoặc trong các bộ phận thích hợp của cây, đem so sánh với các nồng độ tiêu chuẩn hoặc các “giá trị giới hạn”.

Hình 2.3: Vị trí lá thứ ba trên cây bắp.

Theo hướng dẫn của Eastern Laboratories mẫu lá thường dùng nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cây bắp là lá thứ 3 (Hình 2.3). Mẫu lá được lấy vào giai đoạn cây bắp đang phát triển tích cực.

Theo Dierolf et al. (2001), cho rằng có mối quan hệ giữa mức độ dinh

dưỡng trong lá và năng suất cây trồng. Giá trị tới hạn của các dưỡng chất trong lá thứ ba đã được thiết lập ở các nước cho các mục đích chẩn đốn khác nhau. Cây bắp giai đoạn V10 bắt đầu một sự gia tăng ổn định và nhanh chóng trong sự tích lũy chất dinh dưỡng và sinh khối. Các thời gian giữa sự xuất hiện của lá mới được rút ngắn, với một chiếc lá mới xuất hiện mỗi 2-3 ngày. Nhu cầu về đất chất dinh dưỡng và nước cao để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Thiếu độ ẩm và chất dinh dưỡng ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng và phát triển của trái. Phân bón là cần thiết, đặc biệt là lân và kali. Hai thành phần năng suất (năng suất hạt) và các kích thước trái được xác định trong khoảng thời gian từ V10 với R1. Giai đoạn V10 đến R1 ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch.

Theo Ngơ Hữu Tình (2003), trong giai đoạn phun râu (R1) bắt đầu khi một vài râu bắp đã nhìn thấy bên ngồi lá bì. Nỗn thụ tinh hay hạt R1 hầu như hồn tồn nằm chìm trong các vật liệu cùi bao quanh và ở bên ngồi có màu trằng. Thời gian này quyết định số nỗn sẽ được thụ tinh. Ở giai đoạn này nhu cầu đạm và kali đã đủ còn đạm và lân được hút nhanh. Phân tích lá về chất dinh dưỡng ở giai đoạn này cho tương quan rất cao với năng suất hạt cuối cùng và hiệu xuất sử dụng phân bón.

Bảng 2.1: Chẩn đoán nhu cầu dinh dưởng qua lá của cây bắp.

Hàm lượng dinh dưỡng (% chất khô)

Loại Bộ phận và thời

dinh gian lấy mẫu Bắp Lai Bắp địa phương

dưỡng phân tích

Thiếu Đủ Thiếu Đủ

N <2,9 3-5 <2,5 3-4

P2O5

Lá đối diện và

K2O phía dưới trái bắp

<0,25 <1,5 0,3-0,6 1,8-2,6 <0,25 <1,3 0,3-0,5 1,7-3,0

Ca vào thời kỳ phun

râu Mg <0,3 <0,15 0,3-1 0,2-0,6 <0,2 <0,15 0,3-1 0,2-0,5 S <0,15 0,2-0,3 <0,15 0,2-0,3 (Nguồn: Dierolf, 2001)

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w