Tổng quan về đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.8 Tổng quan về đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long

2.8.1 Định nghĩa

Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi tụ của các hệ thống theo những loại hình tam giác châu hoặc đồng bằng ven biển, là nhóm đất chủ lực cho sản xuất lương thực và cây ngắn ngày khác, với địa hình bằng phẳng giải quyết được nguồn tưới tiêu thuận lợi. Diên tích tồn nhóm gần 3,5 triệu ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên của cả nước. Những tỉnh ở hai tam giác châu lớn (Sông Hồng và Sông Cửu Long) chiếm tỷ lệ diện tích cao; ngồi ra có đều ở các tỉnh đồng bằng ven biển (Nguyễn Văn Bộ, 2001).

Nhóm đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa của sông không chịu ảnh hưởng của các q trình mặn hóa hay phèn hóa. Về mặt hình thái nhóm đất phù sa mang đặc tính xếp lớp (Fluvic properties), theo phân loại của FAO đất phù sa có các tầng A. Ochric; A. Mollic và A. Umbric hay H. Histic.

2.8.2 Đất phù sa hệ thống sông Cửu Long

Sông Cửu Long (hay sông Mê kông) là một con sơng có chiều dài chảy qua 5 nước Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam. Ðến nước ta sông chia ra thành 9 nhánh chảy ra biển chính bởi vậy mới có tên là "Cửu Long". Sơng Cửu Long có đặc điểm chính khác với sơng Hồng về thủy chế của sông khá điều hịa nhờ vào chiều dài của sơng, độ dốc không lớn và trước khi chảy vào Việt Nam một lượng nước khá lớn đã chảy vào Biển Hồ của Campuchia nên vào mùa mưa lũ nước được điều tiết vào Biển Hồ và những vùng úng trũng lớn như vùng Ðồng Tháp Mười, U Minh trước khi lan tỏa trên tồn bộ vùng đồng bằng. Do ở đồng bằng sơng Cửu Long khơng có đê nên vào mùa mưa lũ nước ngập tràn trên phần lớn diện tích vùng đồng bằng.

Diện tích phân bố: Ðất phù sa sơng ở ĐBSCL có diện tích khoảng 850.000 ha (lớn thứ hai sau diện tích đất phèn ở đồng bằng Nam Bộ). Đất phù sa ven sông phân bố dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu. Ðây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng nước ta.

Ðiều kiện và q trình hình thành:

Khí hậu của vùng đồng bằng sơng Cửu Long mang tính chất khí hậu nhiệt đới điển hình (khơng có mùa đơng) với hai mùa mưa và mùa khơ phân chia rõ rệt trong năm. Ðặc biệt, mùa khô ở đây kéo dài ở đây đã chi phối tới hình thái đất khá rõ, phần lớn các phẫu diện đất phù sa sơng Cửu Long có tầng loang lổ đỏ vàng đặc trưng.

Do phù sa thường xuyên bồi đắp và lan tỏa khá đều trên toàn bộ bề mặt của đồng bằng nên bề mặt đất đai ở đây bằng phẳng hơn so với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nằm ở cuối hệ thống sông dài nên phù sa chủ yếu là phù sa mịn điều này đã quyết định đến thành phần cơ giới nặng của đất ở vùng châu thổ này, nhìn chung đất ở đây có thành phần cơ giới từ thịt nặng cho đến sét và thành phần cơ giới này khơng có sự biến động lớn theo chiều sâu như ở đất phù sa sông Hồng.

Do những tác động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa và môi trường ngập mặn... đã làm cho lớp phủ thổ nhưỡng đồng bằng sơng Cửu Long có những đặc điểm riêng, đất phù sa thường có sự xen kẽ khá phức tạp với những vùng đất phèn và đất mặn.

Nhóm đất phù sa ven sơng Tiền và sông Hậu

Đất phù sa ven sơng cịn được gọi là đê sơng hay đê tự nhiên. Đó là hai gờ chạy song song với nhau, bọc lấy lịng sơng giữa. Vì là nơi khơ ráo, phần lớn đê tự nhiên trở thành đất thổ cư, có nhà cửa phố xá, đường giao thơng và vườn tược.

Đê tự nhiên có bề ngang vượt 2.000 m. Đối với các sông rạch nhỏ, đê cũng giảm kích thước. Bình thường, bề ngang của đê st sốt với bề ngang của sơng. Vào mùa lũ, khi nước sơng dâng lên cao, vật liệu thơ theo dịng nước trôi lơ lửng trên mặt nước cũng tràn vào hai bên bờ. Mùa lũ này đến mùa lũ khác, vật liệu thô kế tiếp nhau lắng xuống, tạo ra bờ đê cao hơn đất liền bên trong. Lũ cao đến đâu, đê cao đến đó.

Đất phù sa ven sơng Tiền được bồi bằng đất thịt pha cát, rất ít sét (70% thịt, 21% cát, 9% sét). Là nơi cao ráo, có sa cấu tốt, đê tự nhiên có nhiều điểm bổi bật về nơng nghiệp so với những loại đất khác nằm ngoài các trũng. Đặc điểm thổ nhưỡng đầu tiên là mỗi năm đê được bồi thêm phù sa mới, mang độ phì cao cho đất. Đặc điểm thứ hai là đất đê giữ độ ẩm tốt vào mùa nắng, nhờ thủy cấp rất nơng. Đặc biệt các đê tự nhiên của những lịng sông cổ, tỉ lệ cát rất cao, độ ẩm tốt và nước tạo một dòng ngầm phân bố đều trong đất. Đê tự nhiên mang tính ổn định cao. Nhìn mạng lưới trục giao thơng lớn đặt trên nó, ta hiểu rõ được điều ấy. Sau đất giồng,

đê tự nhiên là nền móng tốt hơn hết so với các đơn vị bồi tích khác. Trầm tích do lũ đưa về, gồm có cát lơ lửng trong lịng nước và sạn sỏi chạy dài trên đáy sơng. Chúng tích tụ lại thành lượn, gọi là lượn cát sông. Ban đầu lượn cát nằm dưới mặt nước. Về sau nhơ dần khỏi mặt nước và có thực vật phủ lên, tạo một mặt bằng đáng kể.

Cù lao sông, hay cồn sơng bao giờ cũng có dạng con thoi, đỉnh nhọn hướng lên nguồn là đầu cồn phủ cát và sạn, đầu dưới xuôi ra biển, gọi là đuôi cồn, gồm có bùn và cát. Cồn sơng thường lõm ở giữa, có gờ bọc xung quanh. Phần lõm mang tên là cồn sơng cổ hoặc vết cồn cổ. Nó được bao bọc bởi một vòng đê xung quanh, gọi là cồn sơng mới hay gờ cồn. Đó là một thứ tự nhiên. Đầu cồn và đi cồn có vật liệu thơ mịn rất khác nhau như đã nói bên trên, nhưng thân cồn thì vật liệu thô và mịn chen nhau thành lớp xuôi về cửa sông. Đến giai đoạn cồn không di chuyển được nữa, bồi tích ngang bắt đầu, dần dần gắn kết cồn sơng với bờ sơng. Vật liệu mịn của cồn gồm có sét đủ loại.

Về mặt nông nghiệp, cù lao sông là một đơn vị kinh tế đặc biệt, vì đây là đất trồng có nâng suất rất cao. Thật vậy, đất cồn có cơ cấu thích hợp cho trồng trọt và lại khơng có phèn, nên được sử dụng ngay từ đầu.

Đất phù sa ven sơng chiếm diện tích nhỏ gần 4% (150.955 ha) so với diện tích nhóm đất khác ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Phân bố chủ yếu dọc theo hai bên bờ sơng Tiền, sơng Hậu. Tập trung ở địa hình từ trung bình đến cao, có độ cao tuyệt đối từ 1-1,2m. Nhóm này bao gồm chủ yếu là các loại đất phù sa đang được bồi hoặc không được bồi. Trên những vùng đất có địa hình cao q trình thuần thục vật lý xảy ra mạnh (thuần thục đến 100cm từ lớp đất mặt hoặc hơn). Trong phẫu diện, những đốm đỏ [Hematite (Fe2O3)] xuất hiện các tầng bên dưới

lớp đất mặt, đây là dâu hiệu của đất có mức độ phát triển cao.

2.8.3 Nhóm đất phù sa xa sơng Tiền và sông Hậu

Đất phù sa xa sơng cịn được gọi là “bưng sau đê” là khu đất thấp nằm sau lưng đê sơng lập nên đơn vị bồi tích là bưng sau đê, có tính trũng thấp. Nó được giới hạn bằng nhiều yếu tố địa hình khác nhau. Các đê tự nhiên vây quanh, đê tự nhiên phối hợp với giồng, đê tự nhiên phối hợp với đất đắp. Nhìn từ trên ảnh máy bay xuống, đê tự nhiên có triền thoai thoải từ chân đê vào đến giữa tâm. Ở các nơi khác, giữa trung tâm của trũng bao giờ cũng có một bưng lầy. Phần lớn đất phù sa xa sơng vùng ĐBSCL có độ cao 0,5-1,0m.

Bưng sau đê thuộc loại móng yếu. Tùy nơi, nó dễ bị lầy hóa khi ngập úng. Là trầm tích mỏng, đơn vị này tùy thuộc rất nhiều vào đơn vị trầm tích bên dưới nó. Ví dụ như phủ lên đât giồng đất cổ, nó tùy thuộc vào tính chất cơ lý của giồng. Nhóm đất phù sa xa sơng này thường phân bố thành dãy dài có dạng khép kín nằm phía trong cùng của nhóm đất phù sa ven sông được bồi hàng năm. Chiếm diện tích gần 24% (894.509 ha) so với các nhóm đất khác ở đồng bằng. Có thể tìm thấy rải rác ở các Tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long. Một số đơn vị đất khác còn ảnh hưởng của sự bồi tụ phù sa theo triều sông hàng tháng và lũ hàng năm. Địa hình thay đổi từ trung bình đến trung bình thấp với cao trình biển Đơng trong khoảng 0,5-1,2m. Sa cấu chủ yếu của nhóm này là sét, đất ít được bồi.

Một phần của tài liệu Dinh dưỡng khoáng cho cây bắp lai (Zea mays L.) trên đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(181 trang)
w