doanh ngoại hối của nhtm
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả QLRR trong kinh doanh ngoại hối của NHTMcủa NHTM của NHTM
Quản lý rủi ro là việc nhận định và áp dụng các biện pháp dự báo, phòng ngừa rủi ro cần thiết, đồng thời có khả năng kiểm soát và quản trị đợc những rủi ro này nếu nh chúng xảy ra, nhằm mục đích tránh và hạn chế tối đa tổn thất thiệt hại, hoặc chấp nhận rủi ro ở mức nhất định có thể cho phép.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, có thể nói không thể tránh khỏi mọi rủi ro. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng luôn có mối quan hệ cùng chiều. Peter Clairin, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro của ngân hàng Bank of New York đã đúc kết lại thành châm ngôn trong kinh doanh ngoại hối nh sau:
More profit, More risks
“ ” (lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng lớn). Tuy nhiên rủi ro có thể đợc giảm thiểu nếu nh việc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đợc thực hiện tốt.
Hiện nay, việc phát triển giao lu buôn bán quốc tế làm cho nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các nớc ngày càng tăng với khối lợng lớn. Thêm vào đó, trong chế độ tỷ giá thả nổi hiện nay, do nhiều nhân tố tác động làm cho tỷ giá hối đoái các đồng tiền biến đổi không ngừng, từng ngày, từng giờ, cũng nh do việc kinh doanh ngoại hối diễn ra trên phạm vi quốc tế nên việc quản lý các giao dịch cũng nh việc hiểu biết kỹ về các bạn hàng là rất khó khăn. Điều này khiến cho các nhà kinh doanh ngoại hối phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Chính vì vậy để hạn chế bớt ảnh hởng xấu của những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng luôn phải xây dung và tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa các rủi ro nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro lãi suất do sự biến động thờng xuyên và khó l- ờng trớc đợc của chúng. Bên cạnh đó, các rủi ro về tín dụng, rủi ro về hoạt động và tổ chức kiểm soát cũng cần phải đợc quan tâm một cách thích đáng.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NHTM
1.3.2.1. Tuân thủ các quy định về quản lý kinh doanh ngoại hối của NHTW
Trạng thái ngoại hối
Ngân hàng Nhà nớc quản lý rủi ro hoạt động KDNT của các NHTM thông qua quyết định kiểm soát về trạng thái ngoại tệ. Tổng các loại ngoại tệ chỉ có thể chiếm tối đa một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với vốn tự có. Hiện
nay trạng thái ngoại tệ của ngân hàng là 30%, tức một ngân hàng có 100 đồng vốn tự có sẽ đợc giữ tối đa 30 đồng bằng ngoại tệ vào cuối mỗi ngày.
Trạng thái nguyên tệ của một loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ bằng ngoại tệ này bao gồm cả các tài khoản mua bán ngoại tệ ngoại bảng tơng ứng.
Nguyên tắc tính trạng thái của một ngoại tệ:
- Trạng thái ngoại tệ cuối ngày đợc tính trên cơ sở trạng thái ngoại tệ của ngày hôm trớc và chênh lệch giữa doanh số mua, doanh số bán phát sinh trong ngày của ngoại tệ đó, bao gồm cả giao dịch giao ngay và kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng đợc tính trên cơ sở số d tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh, tài khoản ngoại tệ bán ra từ các nguồn khác, tài khoản cam kết mua ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết bán ngoại tệ giao ngay, tài khoản cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn và tài khoản cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn.
- Trạng thái ngoại tệ cuối tháng là cơ sở để đối chiếu đảm bảo tính chính xác của trạng thái ngoại tệ cuối ngày.
Quy định khác về kinh doanh ngoại hối
Đối với giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi:
NHTW quy định kỳ hạn của hợp đồng Foward và Swap từ 3 ngày đến 365 ngày.
Tỷ giá kỳ hạn không đợc vợt quá mức tỷ giá đợc xác định trên cơ sở: - Tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi;
- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target Rate);
- Kỳ hạn của hợp đồng.
Các NHTM VN thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ theo quyết định số 1452/2004/QĐ - NHNN của thống đốc NHNN.
Tại quyết định này, TCTD đợc phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có.
Các TCTD không đợc phép mua quyền lựa chọn của tổ choc kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ đợc phép bán quyền chọn cho các đối tợng này mà thôi.
1.3.2.2. Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối
1.3.2.2.1. Mô hình tổ chức kinh doanh
Thông thờng, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thờng có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:
- Phòng kinh doanh (Dealing Room): Tại đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trờng, đối thủ cạnh tranh Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành… công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung.
Đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trờng qua đêm, đọc các bản tin liên quan về các thị trờng mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trờng và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoặc trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát đợc một cách chắc chắn trạng thái trờng hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng nh phơng án thoát ra khỏi từng trạng thái là nh thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là ngời chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát đợc.
- Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải đợc đặt ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác
nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số d, sao kê tài khoản …
- Phòng quản lý rủi ro (Mid Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh đợc phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh vợt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ đầu cơ.
1.3.2.2.2. Quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ cơ bản của kinh doanh ngoại tệ cần đảm bảo những nội dung sau:
(1) Niêm yết tỷ giá và phí quyền chọn.
(2) Thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng
Việc thực hiện giao dịch với đối tác hoặc khách hàng do Dealer thực hiện. Các phơng tiện đợc thực hiện trong giao dịch là: điện thoại, fax. Cần lu ý rằng tất cả các giao dịch qua điện thoại đợc coi là hợp lệ khi giao dịch đợc thực hiện thông qua của Ngân hàng.
(3) Tạo dữ liệu giao dịch
Sau khi hoàn tất việc thực hiện giao dịch với đối tác/khách hàng. Dealer phải nhập nội dung của giao dịch vào hệ thống quản lý giao dịch (trading system) và in ra “Phiếu giao dịch” ngay lập tức để chuyển sang cho Bộ phận kiểm soát rủi ro.
(4) Kiểm soát giao dịch
Ngay sau khi nhận đợc giao dịch từ hệ thống quản lý giao dịch hoặc “Phiếu giao dịch cho Dealer chuyển sang, Bộ phận kiểm soát rủi ro phải thực hiện các bớc sau:
- Kiểm tra tỷ giá giao dịch có phải là tỷ giá công bố hoặc tỷ giá giao dịch của thị trờng hay không;
- Kiểm tra hạn mức của đối tác hoặc khách hàng; - Kiểm tra tiền cọc (nếu có);
- Kiểm tra hạn mức giao dịch của Dealer.
Trong trờng hợp giao dịch không đảm bảo một trong các yêu cầu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro đợc quyền không duyệt, và phải tiến hành lập ngay biên bản vi phạm giao dịch, đồng thời báo cáo kịp thời cho cấp quản lý trực tiếp của bộ phận kiểm soát rủi ro để xử lý. Khi giao dịch đảm bảo các điều kiện nêu trên thì nhân viên kiểm soát rủi ro tiến hành duyệt giao dịch trên hệ thống giao dịch hoặc ký tên trên “phiếu giao dịch” và chuyển sang cho bộ phận hỗ trợ giao dịch (back office)
(5) Xác nhận giao dịch
Việc thực hiện xác nhận do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện. Tất cả các giao dịch trong ngày phải đợc xác nhận hoàn tất trong ngày.
(6) Thanh toán giao dịch (7) Thanh toán bù trừ
Để thực hiện thanh toán bù trừ, ngân hàng và đối tác khách hàng giao dịch phải có thỏa thuận thanh toán bù trừ bằng văn bản riêng.
(8) Theo dõi thanh toán đi, thanh toán đến
Việc theo dõi thực hiện các khoản tiền thanh toán đi và thanh toán đến do nhân viên hỗ trợ giao dịch thực hiện.
1.3.2.3. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối
- Phát triển đầy đủ các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro ngoại hối theo thông lệ quốc tế, bao gồm công cụ kỳ hạn, hoán đổi, tơng lai và quyền chọn. Các công cụ phái sinh phải đợc sử dụng phổ biến, rộng rãi trong phòng ngừa rủi ro ngoại hối của ngân hàng.
- Đặc trng nổi bật của quản lý rủi ro ngoại hối hiệu quả là bên cạnh sử dụng các công cụ giao dịch để tạo thu nhập cho ngân hàng thì còn sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh (kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tơng lai) trong phòng ngừa rủi ro ngoại hối, đồng thời phát triển và cân đối tỷ trọng về doanh số giao dịch của các công cụ trên thị trờng.
1.3.2.4. Công nghệ, phơng tiện kỹ thuật
Đặc điểm của thị trờng ngoại hối hiện đại là hoạt động 24/24, không giới hạn về không gian và mang tính toàn cầu; số lợng và qui mô giao dịch khổng lồ, giao dịch ngoại hối trực tuyến thông qua mạng internet phát triển mạnh. Để quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng nh nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro thì ngân hàng cần phải sử dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại.
Ngoài những phơng tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nớc ngoài trên thị trờng ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tơng lai ngoại hối nói riêng.
1.3.2.5. Hiệu quả kinh doanh ngoại tệ
Ngày nay hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng, do đó công tác phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động này mà nhất là rủi ro về tỷ giá luôn đợc các nhà quản trị ngân hàng quan tâm chú trọng. Một ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt với trạng thái ngoại hối ổn định chứng tỏ công tác quản lý rủi ro ngoại hối đã đợc chú trọng thích đáng và có hiệu quả cao.