Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quy trình nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.1.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính

Mục tiêu đầu tiên của nghiên cứu định tính là kiểm tra và sàng lọc các biến trong mơ hình lý thuyết mà tác giả đã đề xuất ban đầu và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu. Các yếu tố trong mơ hình tác giả đề xuất đã được nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên khơng có sự thống nhất giữa các thang đo và các biến quan sát. Nghiên cứu định tính sẽ giúp tác giả khẳng định được những yếu tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

- Mục tiêu tiếp theo của nghiên cứu định tính là kiểm tra sự phù hợp của các thang đo. Thang đo được tác giả đưa ra trong nghiên cứu là những thang đo đã được công nhận và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu tại Bình Định, những thang đo này cũng cần được xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu định tính, tác giả cũng mong muốn được các đối tượng phỏng vấn cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ được dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lượng.

3.3.1.2. Đối tượng phỏng vấn

Tác giả thu thập thơng tin thơng qua thảo luận nhóm:  Mục tiêu của thảo luận nhóm:

- Kiểm tra sự phù hợp của thang đo;

- Cho ý kiến hoàn thiện về cấu trúc câu và từ ngữ được dùng trong phiếu điều tra nghiên cứu định lượng sau này.

 Cách thức thực hiện:

Tác giả tiến hành thảo luận theo nhóm, gồm 11 người là các nhân viên làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Bình Định (Sacombank), được chia thành 2 nhóm để thảo luận. Chọn mẫu thảo luận nhóm theo phương pháp phi xác suất là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết và sự giới thiệu của người thân, bạn bè.

Nhóm thứ nhất: gồm 5 người là cán bộ quản lý có độ tuổi từ 35 – 50

Nhóm thứ hai: gồm 6 nhân viên có độ tuổi từ 25 đến 55 đang làm việc tại các bộ phận khác nhau

Tác giả thiết kế dàn bài thảo luận gồm nhiều câu hỏi mở với nội dung liên quan đến mơ hình nghiên cứu và thang đo. Dàn bài thảo luận được chia làm ba phần, mục đích để kiểm tra tính phù hợp của các thang đo, xin ý kiến đóng góp để có cơ sở điều chỉnh bổ sung.

- Phần 1: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. - Phần 2: Các câu hỏi để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập

- Phần 3: Giới thiệu các thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc để xin ý kiến đóng góp điều chỉnh bổ sung.

Mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài từ 30 - 60 phút. Đối với nhóm cán bộ quản lý, tác giả mời các đối tượng tham gia phỏng vấn vào ngày cuối tuần tại phịng kinh doanh chi nhánh Bình Định, nơi tác giả đang cơng tác. Đối với nhóm khơng phải là cán bộ quản lý, tác giả mời các đối tượng uống cà phê tại một phịng kín và tiến hành xin ý kiến các đối tượng phỏng vấn. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đơi.

Nội dung các cuộc thảo luận nhóm được ghi chép đầy đủ, lưu trữ trong máy tính. Nội dung này được tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận.

Kết quả thảo luận nhóm:

- Tất cả các đối tượng phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu là phù hợp.

- Đề nghị một số điều chỉnh liên quan đến thuật ngữ của các biến quan sát trong một số thang đo.

Từ đó tác giả xây dựng bảng hỏi phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nội dung bảng hỏi bao gồm 3 phần chính:

Phần giới thiệu: Nội dung này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.

+ Phần nội dung chính: Bao gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mơ hình nghiên cứu. Người được hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó.

+ Phần thơng tin cá nhân: Phần này người được hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân liên quan đến đặc điểm nhân khẩu để thuận lợi cho việc thống kê, mô tả và làm cơ sở cho việc kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu.

Thang đo Likert 5 bậc được dùng cho tất cả các biến quan sát với lựa chọn số 1 là “hồn tồn khơng đồng ý” với phát biểu, lựa chọn số 5 là “hoàn toàn đồng ý” với phát biểu.

3.3.1.3. Mã hóa thang đo

Luận văn sử dụng chủ yếu là các thang đo nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu chất lượng tín dụng, tập trung vào các thang đo lường từ các nghiên cứu tại các địa bàn khác nhau tại Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Định... trong đó nhiều thang đo thực hiện kiểm định đối với các nhân viên tại các ngân hàng thương mại, vì vậy các thang đo nghiên cứu này có giá trị và đảm bảo tin cậy khi sử dụng nghiên cứu Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Bình Định.

Bảng 3.2. Mã hóa thang đo

Thang đo Kí hiệu Phát biểu

Chính sách tín

dụng

CSTD1 CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD2 CSTD đa dạng ngành nghề

CSTD3 CSTD được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế CSTD4 CSTD được cập nhật tới từng nhân viên, chi nhánh

Quy trình cấp

tín dụng

QTCTD1 QTCTD của Ngân hàng cụ thể, rõ ràng

QTCTD2 QTCTD của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật

QTCTD3 QTCTD của ngân hàng phù hợp với trình độ nhân sự QTCTD4 QTCTD của ngân hàng có sự tách biệt giữa các bộ

phận Thông tin và xếp hạn tín dụng TTXHTD1 TTXHTD đầy đủ, khách quan, chính xác

TTXHTD2 Chất lượng TTXHTD ảnh hưởng tốt đến chất lượng tín dụng

TTXHTD3 Ngân hàng có xây dựng hệ thống thơng tin tín dụng TTXHTD4 Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ

Cán bộ tín dụng

CBTD1 CBTD có trình độ chun mơn cao CBTD2 CBTD có đạo đức nghề nghiệp CBTD3 CBTD am hiểu về kinh tế, xã hội CBTD4 CBTD có trách nhiệm với cơng việc CBTD5 CBTD có bản lĩnh trong kinh doanh

Nhân tố về khách

hàng

NTKH1 KH sử dụng vốn sai mục đích

NTKH2 KH gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng NTKH3 KH kinh doanh khơng hiệu quả

NTKH4 Tình hình tài chính của KH kém minh bạch

Nhân tố khách

quan

NTKQ1 Môi trường kinh tế không ổn định NTKQ2 Hệ thống phát lý của Nhà nước rườm rà NTKQ3 Thông tin về thị trường kinh tế không đầy đủ

Chất lƣợng tín

dụng

CLTD1 Ngân hàng có biện pháp nhận diện chất lượng tín dụng CLTD2 Ngân hàng có biện pháp kiểm sốt khoản tín dụng xấu CLTD3 Ngân hàng có biện pháp xử lý khoản tín dụng xấu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)