Kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 37 - 44)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kiểm định thang đo

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu. Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0.5 ≤ KMO ≤ 1 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05;

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5;

- Phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1;

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

* Xây dựng phương trình hồi quy và phân tích tương quan

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành phân tích tương quan (nếu r < 0.3: quan hệ yếu, 0.3 < r < 0.5: quan hệ trung bình, r > 0.5: quan hệ mạnh) và hồi quy để thấy được mối quan hệ giữa nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng và mức độ tác động của các nhân tố này.

Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mơ hình hồi quy tuyến tính bộ như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF để phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Quy tắc là khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến

Nếu các giả định không bị vi phạm, mơ hình lý thuyết với các giả thuyết từ H1 đến H6 được kiểm định bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5% được xây dựng như sau:

Chất lượng tín dụng (CLTD) = β0 + β1xCSTD + β2xQTCTD + β3xTTXHTD + β4xCBTD + β5xNTKH + β6xNTKQ + ε

Trong đó: βo: hằng số hồi quy, βi: trọng số hồi quy, ε: sai số.

* Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway-Anova)

Sau khi mơ hình đã được xử lý, việc thực hiện phân tích phương sai một yếu tố đặt ra để kiểm định có sự khác biệt hay không về chất lượng tín dụng theo những đặc điểm khác nhau như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên làm việc, vị trí, bộ phận, thu nhập.

Kiểm định Test of Homogeneity of Variances sử dụng thống kê Leneve cho biết kết quả kiểm định phương sai. Với mức ý nghĩa lớn hơn 0.05 có thể nói phương sai của biến đánh giá giữa các nhóm nhân viên khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Quy mơ mẫu và phương pháp lấy mẫu:

* Tổng thể nghiên cứu:

Tổng thể nghiên cứu của luận văn là người lao động làm việc tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín - chi nhánh Bình Định, có thâm niên cơng tác khác nhau, làm việc tại các bộ phận khác nhau như tín dụng, giao dịch viên, kế tốn, kho quỹ.

* Quy mơ mẫu nghiên cứu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 25 biến quan sát. Trong EFA, kích thước mẫu được xác định thường dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 415) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ

lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1. Bảng hỏi của nghiên cứu này bao gồm 25 biến quan sát, Do vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 25 x 5 = 125 quan sát.

Tổ chức thu thập dữ liệu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu tiện lợi. Tuy nhiên, để đảm báo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn các đơn vị mẫu là những người đang làm việc tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín - chi nhánh Bình Định.

Việc thu thập dữ liệu được diễn ra tại các địa điểm theo danh sách định trước, bảng hỏi sẽ được phát trực tiếp cho những người sẵn sàng tham gia trả lời và điều tra trực tuyến qua mạng internet. Thời gian thực hiện điều tra từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022. Tổng số phiếu trả lời 210, trong đó số lượng phiếu điều tra trực tiếp là 50, điều tra qua mạng là 160 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ưu tiên khảo sát qua mạng. Sau khi sàn lọc, loại bỏ các phiếu trả lời không đầy đủ thông tin và các phiếu khơng đảm bảo độ tin cậy, số lượng phiếu cịn lại sử dụng để phân tích dữ liệu chính thức là 196 (đạt 93,33%). Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.4. Thống kê mẫu nghiên cứu

Tần số Tỷ lệ % % Tích lũy Giới tính Nam 101 51.5 51.5 Nữ 95 48.5 48.5 Tổng cộng 196 100.0 100.0 Tình trạng hơn nhân Đã lập gia đình 146 74.5 74.5 Độc thân 50 25.5 25.5 Tổng cộng 196 100.0 100.0 Độ tuổi Từ 18 - 23 tuổi 15 7.7 7.7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phân tích dữ liệu)

- Về giới tính: Kết quả cho thấy có 95 nữ và 101 nam trả lời phỏng vấn, số lượng nữ ít hơn nam (nam chiếm 51.5%, nữ chiếm 48.5%), việc lấy mẫu có sự chênh lệch về giới tính, nhưng kết quả có thể chấp nhận vì trên thực tế nam giới làm việc với tỷ lệ cao hơn tại các ngân hàng.

Từ 24 - 35 tuổi 71 36.2 36.2 Từ 36 - 45 tuổi 61 31.1 31.1 Trên 45 tuổi 49 25.0 25.0 Tổng cộng 196 100.0 100.0 Học vấn Cao đẳng 47 24.0 24.0 Đại học 126 64.3 64.3 Sau đại học 23 11.7 11.7 Tổng cộng 196 100.0 100.0 Kinh nghiệm Dưới 3 năm 35 17.9 17.9 Từ 3-5 năm 62 31.6 31.6 Từ 5-10 năm 59 30.1 30.1 Trên 10 năm 40 20.4 20.4 Tổng cộng 196 100.0 100.0 Chức vụ Quản trị điều hành 16 8.2 8.2 Phụ trách kinh doanh 53 27.0 27.0 Thẩm định 77 39.3 39.3

Kiểm tra, kiểm soát 37 18.9 18.9

Khác 13 6.6 6.6

Hình 3.3. Biểu đồ tỷ trọng về giới tính

- Về tình trạng hơn nhân: Kết quả cho thấy có 146 người đã lập gia đình chiếm 74.5% và 50 người độc thân chiếm 25.5%

Hình 3.4. Biểu đồ tỷ trọng về tình trạng hơn nhân

- Về độ tuổi: chiếm tỷ lệ nhiều nhất là từ 24 đến 35 tuổi chiếm 36.2%, tiếp đến là từ 36 đến 45 tuổi chiếm 31.1%, tiếp đến là trên 45 tuổi chiếm 25%, còn lại là từ 18 đến 23 tuổi chiếm 7.7%.

Hình 3.5. Biểu đơ tỷ trọng về độ tuổi

- Về học vấn: Tập trung chủ yếu là trình độ Đại học 126 người chiếm 64.3%, tiếp đến là Cao đẳng 47 người chiếm 24%, cuối cùng là sau đại học 23 người chiếm 11.7%.

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ trọng về học vấn

- Kinh nghiệm làm việc: Chủ yếu tập trung từ 3 đến 10 năm. Dưới 3 năm 17.9%, từ 3 đến 5 năm là 31.6%, từ 5 đến 10 năm là 30.1% cuối cùng là trên 10 năm chiếm 20.4%

Hình 3.7. Biểu đồ tỷ trọng về kinh nghiệm làm việc

- Về chức vụ: Quản trị điều hành 8.2%, phụ trách kinh doanh là 27%, thẩm định 39.3% (chiếm nhiều nhất), tiếp đến là kiểm tra, kiểm sốt 18.9% và cịn bộ phận khác là 6.6%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)