Nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quy trình nghiên cứu

3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức

Mục đích nghiên cứu định lượng chính thức:

- Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu;

- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chất lượng tín dụng;

Kiểm định sự khác biệt của chất lượng tín dụng theo biến nhân khẩu (giới tính, thâm niên cơng tác, bộ phận làm việc, thu nhập, học vấn).

Quy trình thực hiện:

* Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục

hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Ngoài ra, Nunnally và Bernstein (1994) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) dùng để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến khi cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt u cầu.

Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh bình định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)