1.3. Quy trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh
1.3.4. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp
Việc phân tích và đánh giá đúng về môi trường nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị chiến lược xác định điểm mạnh để phát huy chúng và hạn chế, khắc phục những điểm yếu. Thực tế, không thể đánh giá được hầu hết tất cả các yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp bởi số lượng các yếu tố là rất lớn. Những yếu tố nội bộ giữ vai trò chủ chốt
trong doanh nghiệp bao gồm: Cơng tác marketing, tài chính - kế tốn, cơng tác nhân sự, công tác vận hành sản xuất, công tác nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin. Căn cứ vào đặc trưng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà có thể xác định cụ thể hơn những yếu tố nội bộ chủ chốt.
1.3.4.1. Nhân lực
Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất k đơn vị nào của doanh nghiệp. Khơng có một đơn vị nào có thể tồn tại nếu khơng có nguồn nhân lực trả lời được hoạt động và vận hành của công ty. Nguồn nhân lực bao gồm tất cả những người đã và đang làm việc tại công ty ở tất cả các vị trí khác nhau. Có thể nói, đây là nguồn chính quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Con người dù ở mọi vị trí, mọi đơn vị khác nhau đều là những chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và phát huy những lợi thế của đơn vị. Nguồn nhân lực là yếu tố vơ cùng quan trọng, chính vì vậy mà đây ln là yếu tố được các doanh nghiệp chú trọng quan tâm đầu tư cả về chất và về lượng.
1.3.4.2. Công nghệ
Đối với các doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ của cơ sở hạ tầng thiết bị mang tính chất quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp đó. Thiết bị, máy móc có cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại sẽ có những tác dụng sâu tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Công nghệ giúp xuất hiện vật liệu thay thế và vật liệu mới, ảnh hưởng đến thị trường yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Công nghệ cũng khiến doanh nghiệp có thể nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do xuất hiện các sản phẩm dịch vụ thay thế nhiều hơn dựa trên công nghệ, kỹ thuật mới. Từ khi xuất hiện các quan hệ thương mại thì cơng nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp dùng để chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm nào đó. Cơng nghệ gồm 4 thành phần cơ bản.
Cơng cụ, máy móc, thiết bị, vật liệu. Nó gọi là phẩn cứng của cơng nghệ. Thông tin, phương pháp, quy trình bí quyết.
Tổ chức điều hành, phối hợp, quản lý. Con người.
1.3.4.3. Tài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư mua sắm, dự trữ, lưu trữ…cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Về định thức, tài chính doanh nghiệp phản hồi quá trình thiết lập, phân phối, sử dụng, vận hành các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp . Xem xét về chất lượng, tài chính doanh nghiệp liên kết với các hệ thống kinh tế dưới hình thức nảy sinh lợi ích giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan.
1.3.4.4. Marketing
Marketing có vai trị giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng để từ đó gia tăng doanh số bán, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vì mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp hầu hết đều là hoạt động của marketing. Từ việc hình thành ý tưởng sản xuất đến nghiên cứu tạo nên sản phẩm, bao bì cho đến hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng và phân phối hàng hóa cũng là một trong những chức năng cơ bản của marketing.
Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được những sản phẩm mà thị trường đang cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Và marketing là bộ phận tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thơng tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng… Vậy nên có thể nói rằng marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, hoạt động marketing giúp họ có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ đúng nhu cầu đang tìm kiếm.
1.3.4.5. Nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển (thường được gọi là R&D, viết tắt của Research and Development) là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển một sản phẩm hay dịch vụ mới. Thuật ngữ này được liên kết rộng rãi với sự đổi mới trong lĩnh vực cơng ty và chính phủ hoặc trong khu vực công và tư nhân. Nghiên cứu và phát triển cho phép công ty đi trước các đối thủ cạnh tranh. Nếu khơng có chương trình R&D, một cơng ty có thể khơng thể tự tồn tại và có thể phải dựa vào các phương tiện khác để đổi mới, chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động mua bán và sáp nhập hoặc quan hệ đối tác. Thông qua nghiên
cứu và phát triển, các cơng ty có thể thiết kế các sản phẩm mới và cải tiến những sản phẩm hiện có.
1.3.4.6. Hệ thống thông tin
Trong điều kiện môi trường kinh doanh hết sức phức tạp hiện nay, thơng tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi đánh giá về hệ thống thông tin chúng ta phải xem xét tới các mặt như sự đầy đủ, đáng tin cậy, kịp thời của các thông tin, tính tiên tiến của hệ thống.