Yêu cầu đặt ra của công tác phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 34 - 37)

nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước

Xuyên suốt lịch sử giữ nước và xây dựng đất nước, người phụ nữ Việt Nam ln có vai trị hết sức quan trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, người phụ nữ cũng vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến vững chắc. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước (CNH, HĐH) lại tiếp tục khơng thể thiếu vắng vai trị của người phụ nữ. Sau 10 năm

đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công tác phụ nữ đã đạt được những thành tựu quan trọng đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triển khoa học - kỹ thuật nhằm sáng tạo ra những của cải vật chất, những giá trị văn hoá tinh thần cho đất nước. Từ việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bước đầu đã tạo ra những tiền đề mới cho phụ nữ Việt Nam: tự chủ trong sản xuất kinh doanh, phát huy tính năng động, sáng tạo trong nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, do đó đã xuất hiện những nhân tố mới, những điển hình mới phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi, cơng tác cán bộ nữ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Trong hoàn cảnh mới, bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, công tác phụ nữ cũng gặp phải những trở ngại, khó khăn như: như trình độ chun mơn, nghiệp vụ của phụ nữ còn nhiều bất cập trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong công cuộc CNH - HĐH; tỷ lệ cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo ở các cấp còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng và sự đóng góp của phụ nữ; đời sống của một bộ phận phụ nữ cịn khó khăn, đặc biệt phụ nữ dân tộc thiếu số, vùng sâu, vùng xa; nhận thức của xã hội và của bản thân phụ nữ về bình đẳng giới cịn nhiều hạn chế.

* Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đứng trước những mâu thuẫn:

Xã hội đòi hỏi phát huy tiềm năng của phụ nữ, nhưng điều kiện để giải phóng, bồi dưỡng và bảo vệ sức lao động của phụ nữ chưa tương ứng.

Xã hội đòi hỏi người phụ nữ phải tăng năng suất lao động, trong lúc gánh nặng lao động gia đình chưa được định giá, chưa được giảm nhẹ, ngược lại còn phức tạp và nặng nề hơn.

Xã hội và gia đình mong muốn phụ nữ phải làm tốt trách nhiệm người vợ, người mẹ, nhưng việc giáo dục, hướng dẫn quản lý đạo đức, kỷ cương xã hội và gia đình cịn bị bng lỏng. Trong khi đó cơ chế thị trường cũng đồng thời đang làm nảy sinh nhiều loại tiêu cực xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến con người, đến gia đình.

Ngồi ra, hoạt động của Hội phụ nữ các cấp từ TƯ đến cơ sở trong thời kỳ này cũng gặp nhiều khó khăn mới. Nội dung hoạt động của các cấp Hội lâu nay chủ yếu là huy động, quyên góp từng đợt, từng việc, chưa đi sâu giải quyết những vấn đề thiết thực trong đời sống theo tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội - nhiệm vụ then chốt của vấn đề xây dựng Hội chưa theo kịp với u cầu của vai trị, vị trí, chức năng của Hội trong thời kỳ mới để quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, kịp thời đáp ứng nhiệm vụ mới.

Từ thực trạng của công tác phụ nữ trong thời kỳ này đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đề ra những chủ trương, đường lối phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo Hội LHPNVN hoạt động có hiệu quả, xứng tầm với những nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Đồng thời, cũng đặt ra trước giới phụ nữ, công tác phụ nữ những yêu cầu mới phải cố gắng tự vượt qua chính mình để đến những chân trời mới rực rỡ, đầy hứa hẹn về mục tiêu bình đẳng và phát triển, xứng đáng với niềm tin yêu mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng Hội LHPNVN: “Phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”.

Chương 2

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG (1996 - 2011)

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w