quốc tế và khu vực vì mục tiêu “Bình đẳng, phát triển và hồ bình”
Thực hiện Nghị quyết về cơng tác đối ngoại của Đại hội phụ nữ tồn quốc lần thứ VIII (1997), IX (2001), X (2007) Hội LHPNVN đã nhạy bén nắm bắt nhu cầu của các tầng lớp phụ nữ, xu thế của thời đại, khả năng cũng như mối quan tâm của các đối tác và nhà tài trợ; mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, chủ động mở rộng quan hệ với những đối tác mới; coi trọng tính thiết thực, hiệu quả và ý nghĩa chính trị của các hoạt động đối ngoại nói chung và chương trình, dự án hợp tác nói riêng.
Trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại của Hội LHPNVN đã không ngừng đổi mới,
phát huy được thành tựu của những năm trước và đạt nhiều thành tích mới đáng khích lệ.
Trong quan hệ quốc tế, Hội LHPNVN khơng chỉ kế thừa, gìn giữ, củng
cố và phát triển các mối quan hệ đã được thiết lập, mà còn mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều lĩnh vực, với nhiều tổ chức mới. Trong quan hệ song
phương, Hội ln coi trọng và phát triển tình đồn kết, quan hệ hữu nghị, hợp
tác với các tổ chức có quan hệ truyền thống, tổ chức phụ nữ các nước XHCN, các nước láng giềng và khu vực. Việc trao đổi đoàn cấp cao giữa Hội LHPNVN và Hội Phụ nữ các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Ba Lan, Pháp, I-rắc... đã mở ra nhiều hoạt động mới, làm cho quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước này ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ đa phương ngày càng phát triển và khơng ngừng mở rộng, góp phần thúc đẩy q trình hội nhập khu vực, quốc tế, nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam. Thời gian qua, Hội đã có những nỗ lực to lớn nhằm phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia của phụ nữ Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Thông qua các hoạt động hữu nghị, hợp tác, Hội cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm và thành tựu của phụ nữ Việt Nam trong một số lĩnh vực như hoạt động kinh tế, xố đói giảm nghèo, tham gia lãnh đạo, quản lý,... Đặc biệt, Hội khơng chỉ làm trịn nghĩa vụ thành viên mà cịn thể hiện vai trị nịng cốt đối với Liên đồn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN và đóng góp tích cực trong các hoạt động của APEC. Đến nay, Hội đang có quan hệ song phương và đa phương với trên 300 tổ chức, bao gồm các tổ chức phụ nữ, các tổ chức xã hội - nhân đạo, tổ chức kinh tế, tài chính, tổ chức chính phủ, liên chính phủ, phi chính phủ, thuộc gần 100 quốc gia ở khắp các châu lục; các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp quốc, các tổ chức khu vực và quốc tế. Nhìn chung, số lượng tổ chức và cá nhân Hội có quan hệ ngày một tăng, tính chất và lĩnh vực hợp tác cũng ngày một đa dạng hơn.
Hoạt động đối ngoại của Hội và phụ nữ Việt Nam đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực hợp tác quốc tế qua thực hiện các chương trình, dự án phát triển. Hội đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của bè bạn quốc tế cả về chính trị và các nguồn lực nhằm góp phần thực hiện các chương trình hoạt động trọng tâm của Hội, đem lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ Việt Nam. Hội LHPNVN là đối tác tin cậy trong khai thác và thực hiện dự án. Hội luôn quan tâm đầu tư các dự án phát triển cho cơ sở, ưu tiên hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ nơng thơn gặp nhiều khó khăn, thiệt thịi do hậu quả của chiến tranh, và tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi nền kinh tế; quan tâm vận động tài trợ đặc biệt hoặc khẩn cấp nhằm kịp thời hỗ trợ phụ nữ và trẻ em khắc phục hậu quả thiên tai. Nhìn chung, các dự án quốc tế do các cấp Hội khai thác và tổ chức thực hiện đã đóng góp khơng nhỏ trong việc nâng cao năng lực hoạt động của Hội, góp phần nâng cao trình độ và chất lượng cuộc sống của phụ nữ.
Trên mặt trận đối ngoại nhân dân, Hội LHPNVN được sự tham gia
tích cực của hàng chục triệu phụ nữ các tầng lớp. Sát cánh cùng Hội LHPNVN trong hoạt động đối ngoại cịn có hàng ngàn phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực cơng tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, các đồn thể, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Thành tích của chị em trong hoạt động đối ngoại đã góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của phong trào phụ nữ Việt Nam.
Khẳng định thành công trong công tác đối ngoại, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X (2007) nhấn mạnh nhiệm vụ: Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hồ bình nhằm thực hiện nội dung:
Một là, tham mưu và tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về quyền
của phụ nữ và bình đẳng giới mà Nhà nước Việt Nam và/hoặc Hội đã cam kết.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ về công tác Đối ngoại nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại hai chiều.
Ba là, củng cố, tăng cường quan hệ song phương, đa phương, tham gia
phong trào đấu tranh của phụ nữ và nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, nhân đạo và bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức.
Bốn là, chủ động vận động và khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực quốc tế.
Năm là, hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam trong các giao dịch quốc tế và quan hệ hơn nhân gia đình có yếu tố nước ngồi.
Sáu là, vận động, tập hợp phụ nữ Việt Nam sinh sống ở nước ngồi
hướng về Tổ quốc, đầu tư, đóng góp tích cực cho cơng cuộc phát triển đất nước, hoạt động nhân đạo từ thiện và các hoạt động phát triển trong nước, đóng góp cho phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPNVN.
- Duy trì và mở rộng các đầu mối Việt kiều ở các nước có liên hệ.
- Nghiên cứu các hình thức tập hợp phụ nữ Việt Nam ở nước ngồi tại một số nước thơng qua thiết lập quan hệ với tổ chức phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài.
- Tăng cường trao đổi thông tin, vận động phụ nữ hướng về Tổ quốc bằng các hoạt động nhân đạo, phát triển, góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước sở tại và Việt Nam.
Như vậy, công tác phụ nữ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn này đã phát huy trên mọi lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hội LHPNVN đã khẳng định vai trò nòng cốt trong chỉ đạo hoạt động và phát triển công tác phụ nữ về các mặt: Các hoạt động giải quyết việc làm, chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người phụ nữ; giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng
lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; cơng tác cán bộ nữ;… So với giai đoạn trước, công tác phụ nữ trong giai đoạn 1996 - 2011 đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và đóng góp thêm sự phong phú cho mối quan hệ ngoại giao với phụ nữ các nước trên thế giới.
Chương 3
KẾT QUẢ, KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ (1996 - 2011)