chăm lo đời sống, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của người phụ nữ
Hướng chính để giải quyết việc làm là có cơ chế, chính sách để tạo những điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tự tạo việc làm. Trong chương trình tạo việc làm phải quan tâm giải quyết việc làm, tăng thu nhập đối với phụ nữ, tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho phụ nữ. Các cấp chính quyền, các ngành kinh tế, các đồn thể nhân dân có trách nhiệm hỗ trợ vốn, giống, thơng tin, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,… nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, sử dụng hợp lý nguồn lao động nữ.
Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bố trí sử dụng lao động phù hợp với đặc điểm của phụ nữ, tích cực cải tiến công cụ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm cường độ lao động cho phụ nữ, có chế độ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, nghỉ ngơi cho phụ nữ.
Xây dựng và sửa đổi, hồn chỉnh các pháp luật, chính sách xã hội có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ. (Luật lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, lao động nghĩa vụ cơng ích, chính sách đào tạo cán bộ nữ…). Khi xây dựng pháp luật, chính sách cần đặc biệt quan tâm đến tính chất đặc thù của lao động
nữ là phụ nữ phải thực hiện cả hai chức năng lao động xã hội và lao động sinh đẻ, ni dạy con. Có chủ trương, chính sách phù hợp đối với phụ nữ dân tộc ít người, phụ nữ tơn giáo, phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật,…
Quán triệt chủ trương của Đảng, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X (2007) đã đề ra nhiệm vụ là “hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc
làm tăng thu nhập”. Hỗ trợ phụ nữ chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo, việc làm, góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo.
Một số chỉ tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo và việc làm đến năm 2010: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống 10 - 11% năm 2010 (5 năm giảm 50% số hộ nghèo); giảm 50% số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.
- 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi; 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư.
- Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 40%, trong đó đào tạo nghề tăng tương ứng là 26%.
- 50% lao động nữ được tạo việc làm trong tổng số người được tạo việc làm mới [43, tr.35].
Với thực trạng đó, Đại hội đã xác định nội dung trọng tâm của nhiệm vụ là: Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giúp phụ nữ thốt nghèo hiệu quả, bền vững; khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng; tăng cường đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ; đồng thời, phát triển bền vững hoạt động tín dụng tiết kiệm của Hội theo Luật định.