Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 103 - 113)

Qua thực tiễn phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội, có thể rút ra một số bài học chủ yếu sau:

Một là, sự tiến bộ của phụ nữ gắn liền với sự phát triển của đất nước nên phải nhận thức đúng vị trí, vai trị của người phụ nữ.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhìn nhận phụ nữ là “một lực lượng xã hội có những đặc điểm cần được lưu ý” [19, tr.28], phụ nữ có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp và mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đảng ta không chỉ dừng lại ở sự đánh giá phụ nữ là một lực lượng có tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của cơng cuộc đổi mới mà cịn nhìn nhận phụ nữ là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người, có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta đã khẳng định: “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày

càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới [21, tr.3].

Mục tiêu bình đẳng, phát triển của phụ nữ Việt Nam chỉ có thể đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng; trong điều kiện ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, thực hiện cơng bằng và dân chủ, có nhận thức đúng và nỗ lực hành động vì bình đẳng giới của toàn xã hội, trước hết là cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành; với sự phấn đấu mạnh mẽ, kiên trì của các tầng lớp phụ nữ, với vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Do đó, việc ban hành chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, cùng với việc quán triệt và lồng ghép giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đi đơi với những biện pháp chỉ đạo kiên quyết của cấp uỷ Đảng, Chính quyền; sự hỗ trợ, phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành; sự quan tâm của toàn xã hội trong tổ chức thực hiện, là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới.

Hai là, là tổ chức đại diện cho phụ nữ Việt Nam, Hội

LHPNVN cần quán triệt phương châm: “Nơi nào có phụ nữ, nơi

đó có Hội”. Các cấp Hội phải không ngừng đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động, chủ động tham mưu đề xuất và vận động thực hiện luật pháp chính sách về bình đẳng giới. Đội ngũ cán bộ Hội là yếu tố then chốt xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; cán bộ Hội các cấp phải gương mẫu, đồn kết, khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực; ln năng động, sáng tạo,

sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết, có trách nhiệm với hội viên, phụ nữ. Do đó, thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, mở rộng tính liên hiệp, đồn kết thống nhất, tăng cường quan hệ hợp tác với các ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế vì mục tiêu phát triển, phát huy tiềm năng và sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

Ba là, Đảng phải đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ.

Với vai trò chủ thể, là yếu tố trực tiếp quyết định sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt, phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái, chủ động giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ, bản thân và gia đình.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [60, tr.269]. Cán bộ nữ (bao gồm cán bộ nữ công nhân viên chức và cán bộ Hội LHPN) chính là những người trực tiếp đưa chủ trương, chính sách của Đảng đến với chị em. Nếu đại đa số phụ nữ không nhận thức được quyền lợi của bản thân, tự mình vượt qua những rào cản, định kiến đã ăn sâu vào tâm lý chung của xã hội, vẫn luôn giữ tâm lý tự ti, an phận, chịu đựng thì những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ, những mục tiêu giải phóng và phát triển phụ nữ của Đảng khơng bao giờ được thực hiện một cách triệt để.

Chính vì vậy, Đảng phải ln bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ, coi đây là điều kiện tiên quyết để những chủ trương, chính sách của Đảng về cơng tác phụ nữ thực sự đi vào cuộc sống. Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất chính trị, vững về chun mơn, nghiệp vụ, có phương pháp vận động phụ nữ, nhiệt tình, tận tâm với sự nghiệp giải phóng phụ nữ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội LHPNVN.

Bốn là, tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội LHPNVN, nơi tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Hội. Phải đặc biệt coi trọng vai trò của Hội LHPNVN với nòng cốt Đảng đoàn Hội LHPN trong tham mưu cho Đảng về công tác phụ nữ.

Trong Nghị quyết 04 NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị, Đảng xác định vai trị và trách nhiệm của Hội LHPNVN là “tổ

chức đại diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh” [4, tr.6]. Được thành lập

năm 1930, với các tên gọi khác nhau nhưng Hội LHPNVN dù ở giai đoạn cách mạng nào cũng đóng vai trị nịng cốt trong các phong trào của phụ nữ cả nước.

Trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, Hội là cầu nối giữa Đảng với phụ nữ cả nước. Hội LHPNVN là tổ chức tham mưu đồng thời là nơi vận dụng chủ trương của Đảng về cơng tác phụ nữ, để hình thành những chương trình hành động cụ thể phù hợp với tâm tư,

nguyện vọng của phụ nữ cả nước. Qua thực tiễn phong trào phụ nữ, Hội sẽ phản ánh lại với cấp uỷ Đảng những hạn chế, thiết sót trong chính sách về cơng tác phụ nữ để Đảng kịp thời bổ sung và hồn thiện. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội LHPNVN là tham mưu cho Đảng về các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Để phát huy vai trò của Hội trong việc tham mưu cho Đảng về lãnh đạo công tác phụ nữ, Đảng xác định rõ: “Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được tham gia bàn bạc về các chế độ chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và được tham gia kiểm tra thực hiện các quyết định, các chế độ chính sách đó” [19, tr.42]. Trên thực tế q trình đó diễn ra một cách thường xun và dân chủ, góp phần hồn thiện các chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ.

Năm là, đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để có cơ sở khoa học đề xuất, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách và xây dựng chủ trương cơng tác Hội sát đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.

Việc tổng kết thực tiễn quá trình triển khai và kết quả thực hiện những chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ là việc làm cần thiết để cung cấp luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương chính sách của Đảng về cơng tác phụ nữ, tăng cường sự chỉ đạo sát sao, cụ thể để phong trào phụ nữ hoạt động đúng hướng và hiệu quả.

Qua các nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996 - 2001), IX (2001 - 2006), X (2006 - 2011), Đảng đã tổng kết lý luận, rút ra bài học kinh nghiệm trong từng chặng đường đổi mới. Những nghị quyết chuyên đề của Đảng về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đều được quán triệt đến các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ngành và trực tiếp chỉ đạo Hội LHPNVN trong chương trình hành động thực hiện cơng tác phụ nữ. Trên cơ sở đó, đã đưa ra chủ trương cơng tác Hội sát đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn cơng tác phụ nữ trong tình hình mới, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội.

Công tác phụ nữ là một lĩnh vực quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng, của Hội LHPNVN. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn q trình lãnh đạo cơng tác phụ nữ không chỉ nhằm khẳng định những kết quả đạt được mà cịn chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong q trình phát triển tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng và các cấp Hội. Việc phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề chủ yếu về công tác phụ nữ, lý giải, kết luận một số vấn đề mới nảy sinh đã từng bước bổ sung, hồn thiện chủ trương chính sách của Đảng và cụ thể hố chương trình hành động đến Hội LHPNVN, đáp ứng được yêu cầu công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.

Có thể nói, trong suốt chặng đường đổi mới từ 1996 đến 2011, với phương châm đầu tư cho sự phát triển của phụ nữ, cho sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ chính là đầu tư cho hạnh phúc của mỗi gia đình, cho sự hưng

thịnh của mỗi quốc gia, Đảng đã có nhiều chủ trương đúng đắn, sáng suốt phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, với tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và với xu thế chung của thời đại. Tuy còn một số hạn chế song những kết quả đã đạt được, những bài học được rút ra trong thời gian qua là những kinh nghiệm quý báu để công tác phụ nữ ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân, các cấp Hội và toàn dân tộc trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

KẾT LUẬN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Non song gấm vóc

Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ" [61, tr.432]. Trên cơ sở đánh giá đúng vị trí, vai trị to lớn của phụ nữ

trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương, đường lối đối với cơng tác phụ nữ và lãnh đạo, chỉ đạo Hội LHPNVN thực hiện thắng lợi, có hiệu quả cơng tác phụ nữ trong giai đoạn 1996 - 2011.

Trong suốt 25 năm đổi mới, một trong những thành công lớn của Đảng trong lãnh đạo cơng tác phụ nữ là đã có những chủ trương, đường lối đúng đắn, kết hợp hài hồ lợi ích quốc gia, dân tộc với cuộc sống của người phụ nữ. Những chủ trương, chính sách của Đảng đã tạo ra một động lực thúc đẩy người phụ nữ vươn lên khẳng định địa vị của mình trong gia đình và xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của người phụ nữ trong thời đại mới.

So với thời kỳ trước, công tác phụ nữ của Đảng trong giai đoạn này đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, khoa học - công nghệ… Nhờ đó, tình hình phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực, Mặt trận đồn kết, tập hợp phụ nữ ngày càng được củng cố, mở rộng; các phong trào, các cuộc vận động đã đi vào cuộc sống của người phụ nữ, được phụ nữ cả nước tích cực tham gia, hưởng ứng, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ được tôn trọng. Vị thế, uy tín của Hội LHPNVN ngày càng được nâng cao.

Trên cơ sở đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu cơng tác phụ nữ trong tình hình mới, tổ chức lãnh đạo cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp hội. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân; chú trọng tuyên truyền gương phụ nữ điển hình tiên tiến… Trong đó, vấn đề được quán triệt một cách sâu sắc là: Công tác phụ nữ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất của Nhà nước và sự tham gia của toàn xã hội.

Như vậy, trải qua 25 năm đổi mới, đất nước đã có nhiều khởi sắc về mọi mặt và công tác phụ nữ của Đảng trong giai đoạn này đã khẳng định được vai trò, vị thế trong xã hội, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người phụ nữ và xu thế chung của thời đại. Tuy còn một số hạn chế nhưng bài học được rút ra trong thời gian qua là những kinh nghiệm quý báu để công tác phụ nữ của Đảng hoạt động ngày càng hiệu quả và đóng góp thiết thực hơn cho sự phát triển chung của xã hội, của đất nước vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ".

Nghiên cứu đề tài "Công tác phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt

Nam (1996 - 2011)” tác giả mong muốn:

- Làm rõ cơ sở khoa học về phụ nữ và công tác phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, công tác phụ nữ của Đảng phải được tổ chức, đổi mới hoạt động để nâng cao năng lực của Hội LHPNVN cũng như hiệu quả của công tác phụ nữ đối với xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Xây dựng, đổi mới hoạt động công tác phụ nữ trong thời kỳ này trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các văn kiện, nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ và q trình Đảng lãnh đạo Hội LHPNVN thực hiện cơng tác phụ nữ (1996 - 2011). Qua đó, khẳng định sự phát triển về tư duy lý luận và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ giai đoạn này.

- Những kết quả và kinh nghiệm được rút ra trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phụ nữ của Đảng thời kỳ 1996 - 2011 đã góp phần trực tiếp thúc đẩy sự phát triển công tác phụ nữ trong thời kỳ mới, nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động của Hội LHPNVN, Hội LHPN các cấp; cung cấp cho Đảng ta những kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ nữ trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo. Đồng thời, góp phần vận dụng kết quả nghiên cứu làm nguồn sử liệu phong phú phục vụ việc nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và nghiên cứu về phụ nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w