3.1.2.1. Một số hạn chế
* Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào phụ nữ còn một số tồn tại, khó khăn:
- Phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các vùng miền. Đội ngũ cán bộ nữ phát triển chưa tương ứng với tiềm
năng, sự đóng góp của các tầng lớp phụ nữ và phong trào phụ nữ. Cán bộ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp chưa đạt chỉ tiêu 15% theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị. Điều này được thể hiện rất rõ hạn chế của phụ nữ trong vai trò quản lý nhà nước.
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó.
Ðảng và Nhà nước ta ln quan tâm phát huy vai trị của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước. Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư ngày 16-5- 1994 về Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới đã khẳng định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình.
Hiện nay, số cán bộ cơng chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ.
Một số hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ hiệu quả chưa cao, chưa sâu sát với từng nhóm đối tượng đặc thù, chưa phát huy được tính chủ động của phụ nữ. Cơng tác tun truyền,
phổ biến pháp luật, giáo dục phẩm chất đạo đức thiếu chiều sâu, công tác tư tưởng chưa nhạy bén, tuyên truyền về hoạt động Hội còn mờ nhạt. Việc tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động. Các cấp Hội thiếu mạnh dạn đấu tranh và chủ động tham gia giải quyết các vụ việc bạo hành, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Hoạt động hỗ trợ phụ nữ duy trì việc làm ổn định sau dạy nghề và giảm nghèo hiệu quả chưa cao. Công tác vận động phụ nữ xây dựng gia đình chưa bắt kịp tình hình mới, kết quả chưa rõ nét. Việc quản lý hội viên ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy cấp tỉnh/thành cịn chậm. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu nguồn cán bộ nữ cho Đảng và hệ thống chính trị thiếu tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao, chưa đạt yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị và pháp luật về bình đẳng giới.
Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia quản lý nhà nước cịn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp uỷ Đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, uỷ viên thường vụ chỉ khoảng 3-8% ở
mọi cấp. Phần lớn các uỷ viên thường vụ trong các cấp uỷ đảng chỉ được phụ trách những cơng việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị quản lý nhà nước chưa tương xứng vai trị, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển.
Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay, cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này, phụ nữ khơng có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là "giúp việc" cho nam giới. Cịn có hiện tượng xem xét, cất nhắc chị em vào các vị trí lãnh đạo diễn ra khó khăn hơn so với nam giới. Trong một cơ quan, phụ nữ thường bị nhìn nhận xét nét hơn, cơ quan chủ quản chưa nhận thấy ở chị em một cách đầy đủ những điểm mạnh nổi bật về chun mơn, uy tín.
Hiện nay, đội ngũ nữ chỉ chiếm 4% giáo sư, 25% tiến sĩ và 9% số người được trao tặng các giải thưởng về khoa học - công nghệ, chứng tỏ việc đào tạo nhân lực trong giới nữ chưa tương xứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ và nguyện vọng chị em. Những năm qua, tuy số lượng phụ nữ tham gia quản lý
nhà nước tăng lên về con số tuyệt đối, song tỷ trọng lại có xu hướng giảm.
- Trình độ học vấn, trình độ chun mơn nghiệp vụ của phụ nữ nhìn chung cịn thấp, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo mới chỉ đạt 20%. Nhiều phụ nữ vùng cao, vùng sâu còn mù chữ. Tỷ lệ phụ nữ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao.
- Còn một bộ phận phụ nữ tự ti, thụ động, thiếu nghị lực và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Số ít phụ nữ bị ảnh hưởng của lối sống thực dụng, cá nhân, xa rời đạo lý dân tộc, vi phạm pháp luật; cá biệt có những phụ nữ sa vào tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn bán phụ nữ. Một bộ phận phụ nữ do hạn chế về nhận thức chính trị, thiếu hiểu biết pháp luật, bị lơi kéo kích động, đã tham gia vào việc gây mất trật tự xã hội.
Thêm vào đó, phẩm chất năng lực chuyên môn của phụ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới: tỷ lệ lao động nữ được đào tạo chiếm 20,45%/tổng số người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề và Trung học chuyên nghiệp 15,46%; Phụ nữ mù chữ chiếm 70%/tổng số người mù chữ. Phụ nữ nơng thơn phải đối mặt với: tình trạng đơ thị hố, đất sản xuất nơng nghiệp nhiều nơi bị thu hẹp, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, di cư tự do ra thành phố ngày càng tăng. Nhiều phụ nữ chưa được tiếp cận với thông tin, thiếu hiểu biết về luật pháp, chính sách, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối
sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ. Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nước ngồi vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp có sự liên kết quốc gia, quốc tế. Ý thức của phụ nữ đối với vệ sinh an tồn thực phẩm, tai nạn thương tích, các dịch bệnh, tệ nạn xã hội, sự biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn năng lượng, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường chưa được nâng cao.
* Hoạt động của Hội LHPNVN còn một số hạn chế:
- Một số chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc đề ra chưa đạt: chỉ tiêu về xoá mù chữ cho cán bộ Hội cơ sở vùng cao, về phát triển hội viên, về phát triển chi nhánh Quỹ Tình thương.
- Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng, cơng tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ở một số nơi, cán bộ Hội chưa thật sự sâu sát cơ sở, chưa thấu hiểu hết những khó khăn, bức xúc của phụ nữ, chưa có biện pháp thiết thực để giúp đỡ chị em.
- Trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN các cấp:
+ Hoạt động xố đói giảm nghèo còn dàn trải, thiếu kế hoạch cụ thể; chủ yếu giúp vốn, giúp kiến thức, kỹ năng sản xuất cịn ít.
+ Theo dõi, đánh giá hiệu quả giúp xố đói giảm nghèo cịn hạn chế.
+ Phát triển mạng lưới dạy nghề trong hệ thống Hội gặp nhiều khó khăn. Cán bộ quản lý, giáo viên chuyên trách dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tỷ lệ lao động nữ đào tạo theo chuẩn trình độ từ các Trường/Trung tâm dạy nghề của Hội cịn thấp.
+ Các chương trình Tín dụng tiết kiệm quy mơ nhỏ lẻ, theo nhiều mơ hình, cơ chế quản lý khác nhau. Trình độ nghiệp vụ quản lý của cán bộ hạn chế.
- Chất lượng tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, tham gia xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp Hội chưa đồng đều, hiệu quả chưa cao. Công tác giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, luật pháp có liên quan đến phụ nữ, trẻ em cịn yếu. Còn nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi của phụ nữ chưa được bảo vệ và xử lý kịp thời. Công tác nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu dự báo làm cơ sở cho việc đề ra chủ trương cơng tác của Hội và đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ.
- Tính liên hiệp của tổ chức Hội cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tập hợp rộng rãi và phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp phụ nữ đóng góp cao nhất vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hội chưa có chiến lược và chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm tập hợp phụ nữ trí thức, nữ doanh nhân, phụ nữ tơn giáo, phụ nữ Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.