thực hiện luật pháp, chính sách về thúc đẩy lồng ghép giới và thực hiện bình đẳng nam - nữ
Trong Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005 và 2010, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu cơ bản và mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm thực hiện mục tiêu:
Một là, tham mưu lồng ghép được vấn đề giới vào q trình xây dựng
luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ.
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát theo chức năng
của tổ chức Hội để cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt luật pháp, chính sách bình đẳng giới.
Ba là, tham gia xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ các cấp trên
các lĩnh vực; tăng tỷ lệ cán bộ nữ quản lý, lãnh đạo trong các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các cơ quan dân cử và trong các doanh nghiệp.
Bốn là, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, trước hết là cấp uỷ
Đảng, chính quyền, đồn thể về bình đẳng giới đối với sự phát triển đất nước trong điều kiện mới.
Trong đó, vấn đề lồng ghép giới trong hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng được được khái quát thành 3 vấn đề lớn sau:
Một là, đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội được tham gia phát
triển kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực, ngành nghề, các vùng mà phụ nữ có nhiều ưu thế, hoặc phụ nữ gặp nhiều khó khăn cần phải có chính sách trợ giúp của Nhà nước, của cộng đồng xã hội.
Hai là, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nữ (chăm
sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực, giáo dục phổ cập, đào tạo và dạy nghề...), cần quan tâm hơn nữa tới trẻ em gái- người lao động, người mẹ trong tương lai.
Ba là, nâng cao năng lực cho phụ nữ để họ trở thành chủ thể tham gia
vào quá trình quản lý các chương trình phát triển từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đến khâu giám sát và đánh giá.
Đáp ứng trong hoạch định và thực hiện chính sách theo các nội dung trên thông qua các lát cắt dọc hoặc ngang của từng chính sách phát triển cụ thể, của từng vùng hoặc thơng qua hệ thống chính sách đặc thù dành cho phụ nữ. Xu hướng hiện nay của thế giới là hình thành chính sách quốc gia về phụ nữ - giới.
Trong q trình hoạch định và thực hiện chính sách quốc gia, vấn đề giới phải được thể hiện bắt đầu từ hệ quan điểm, sau đó phải được cụ thể hố trong các chính sách cụ thể và cuối cùng là phải hình thành các chương trình quốc gia.