Chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ nữ

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 54 - 61)

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh ln căn dặn: “Đảng và Chính phủ

cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo” [61, tr.432].

Đường lối của Đảng về cán bộ nữ và nữ trí thức được thể chế hố bằng các văn bản pháp quy của Nhà nước. Đó là Quyết định 82/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1997 “Đưa quan điểm bình đẳng giới vào các lĩnh vực hoạch định chính sách phát triển kinh tế, các chương trình quốc gia của các ngành, các cấp”; Quyết định 82/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, “Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ” đã được thành lập ở trung ương và các cấp tỉnh/thành, huyện thị...; thành lập ở các bộ/ngành đến các đơn vị cơ sở. Cơng tác đảm bảo bình đẳng giới, chăm lo đến sự phát triển của phụ nữ khơng cịn là chuyện riêng của Hội phụ nữ mà là của Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành: Quyết định 19/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/1/2002 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010, đã nêu rõ: “Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành”.

Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiến lược trong tồn bộ cơng tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở quy hoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, nghệ thuật,… Chống coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ nữ. Đồng thời, có chính sách sử dụng và phát huy những tri thức của những nữ chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm ở độ tuổi nghỉ hưu để họ tiếp tục cống hiến cho xã hội và cho phong trào phụ nữ.

* Một là, trong lĩnh vực kinh tế:

Hưởng ứng các nội dung thi đua “lao động sáng tạo”, “tích cực nghiên

cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật cơng nghệ", đội ngũ cán bộ khoa học nữ đã

tích cực nghiên cứu thí nghiệm lai tạo giống mới và cơng nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng đạt hiệu quả kinh tế cao. Phụ nữ nơng dân, những người giữ vai trị chủ đạo trong trồng trọt, chăn ni, dịch vụ chế biến... đã tích cực tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư do Hội Phụ nữ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các mơ hình câu lạc bộ, hội thi “Phụ nữ với khuyến nông”, “Câu lạc bộ

IPM”, “Câu lạc bộ nuôi trồng thuỷ sản”... được các cấp Hội tổ chức rộng rãi,

đã khuyến khích, thu hút hàng triệu nữ nơng dân tham gia, có tác dụng thiết thực giúp chị em tạo ra sản phẩm cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao. Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, đa dạng ngành nghề, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Có thể khẳng định rằng: trên mặt trận sản xuất nơng nghiệp, phụ

nữ Việt Nam vốn đã có vai trò to lớn từ bao đời, ngày nay càng chứng tỏ khả năng đóng góp hiệu quả vào thành tựu phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Chị em đã nỗ lực vượt bậc trong phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả lũ lụt, vươn lên xố đói giảm nghèo, góp phần đổi mới bộ mặt nơng thôn, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và giữ vững vị trí là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Trong sản xuất cơng nghiệp, vượt lên những khó khăn, thách thức của

quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nữ công nhân viên chức và lao động vừa nỗ lực sản xuất, vừa tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ văn hố, tay nghề dưới nhiều hình thức để đáp ứng u cầu của cơng nghệ mới và cơ chế mới. Trong điều kiện làm việc cịn nhiều khó khăn, thu nhập cịn thấp, nhiều chị em đã đảm đang tổ chức tốt cuộc sống gia đình, ni dạy con, đồng thời thi đua bảo đảm ngày công, sản xuất giỏi, tích cực nghiên cứu cải tiến quy trình cơng nghệ, tăng năng suất và chất lượng, góp phần tạo ra các sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao và tăng cường xuất khẩu. Đặc biệt, trong một số ngành cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như dệt may, da giày, chế biến thuỷ - hải sản, phụ nữ có vai trị hết sức quan trọng.

Chiếm đại đa số lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, với đức tính cần cù, tỉ mỉ và bàn tay khéo léo vốn có, chị em đã góp phần khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, năng động tìm kiếm thị trường, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, tinh xảo, đem lại doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng và đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế.

Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thơng, du lịch... có xu hướng phát triển mạnh đã thu hút sự tham gia ngày

càng đông đảo lực lượng lao động nữ với tỉ lệ chung trên 50%. Cùng với việc góp phần mở rộng mạng lưới dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chị em

đã và đang không ngừng thi đua học tập, lao động sáng tạo để bắt nhịp với yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức, phấn đấu cải tiến cung cấp các dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân nói chung, giảm bớt gánh nặng nội trợ cho phụ nữ nói riêng và đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đội ngũ cán bộ nữ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đã hình thành và phát triển lực lượng nữ chủ doanh nghiệp. Chị em đã năng động, bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thời đổi mới thiết bị và công nghệ, sản xuất sản phẩm có chất lượng, có vị trí trên thị trường. Nhiều chị đã thể hiện rõ khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động trên cương vị quản lý như các nữ giám đốc Nhà máy kẹo Hải Hà, Công ty tàu biển Miền Nam, Công ty dệt Phong Phú, Cơng ty giày Thượng Đình...

Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ không chỉ mang lại giá trị sản phẩm hàng hoá, hiệu quả kinh tế cho đất nước, mà cịn có ý nghĩa rất quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Cũng từ đó, đội ngũ nữ cán bộ khoa học kỹ thuật và nữ công nhân lao động đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Kinh tế hộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Hội LHPNVN đã kiên trì chủ trương huy động nội lực trong các tầng lớp phụ nữ để phát triển kinh tế gia đình. Hàng triệu phụ nữ đã được giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hố và phát triển doanh nghiệp. Hội đã có một số hoạt động bước đầu nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ như đào tạo nâng cao kiến

thức và kỹ năng quản lý, tư vấn phát triển doanh nghiệp vi mô và một số vấn đề pháp lý liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Một trong những thành tựu nổi bật của đất nước sau 10 năm đổi mới được bạn bè quốc tế đánh giá cao là xố đói giảm nghèo. Đóng góp vào thành tựu đó có sự tham gia tích cực, bền bỉ, sáng tạo của Hội LHPNVN và các tầng lớp phụ nữ. Từ các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình,

cần kiệm xây dựng đất nước”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, đến chương

trình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, Hội đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, tạo nên một phong trào rộng lớn trong các tầng lớp phụ nữ tự nguyện giúp nhau giống, vốn, ngày công và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Với phương châm phát huy nội lực và đảm bảo tính bền vững, các cấp Hội đã sáng tạo nhiều hình thức giúp nhau thốt khỏi nghèo đói rất đa dạng, hiệu quả và mang đậm nét riêng của phụ nữ. Tiêu biểu là mơ hình “Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết

kiệm” và mơ hình Quỹ Tình thương.

Tác động tích cực, đạt kết quả rõ nét nhất trong cơng tác xố đói giảm nghèo của các cấp Hội là hoạt động khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo với cách thức vay - trả linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người nghèo, gắn với các mơ hình hoạt động lồng ghép. Nhờ đó, doanh số vốn vay và số lượt phụ nữ nghèo được vay vốn không ngừng tăng lên hàng năm. Tính trung bình mỗi năm, tổng doanh số vốn từ các nguồn cho phụ nữ vay qua kênh Hội Phụ nữ đạt trên 1.900 tỷ đồng. Trên 2 triệu lượt phụ nữ, trong đó 62% là phụ nữ nghèo được Hội giúp vay vốn, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn đã căn bản thốt đói, giảm nghèo, hồn trả được vốn bằng chính sức lao động và thu nhập chính đáng của mình.

Từ thực tế sinh động của phong trào xố đói giảm nghèo đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ có tấm lịng vàng giúp chị em nghèo hàng chục triệu đồng, những gương cán bộ nữ, cán bộ Hội tận tụy với sự nghiệp xố đói

đồng nghèo. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ vươn lên thốt khỏi đói nghèo từ chính thành quả lao động của bản thân và gia đình, trở thành tấm gương về tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tinh thần tương thân tương ái. Tiêu biểu là chị Hồng Thị Mái, dân tộc H'Mơng, người phụ nữ châu Á đầu tiên được giải thưởng của Liên hiệp quốc về xố đói giảm nghèo.

Với sự nỗ lực phấn đấu, sáng tạo vươn lên của các tầng lớp phụ nữ trong tất cả các thành phần kinh tế; với sự nhạy bén, năng động, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước và tổ chức hoạt động thực tiễn có hiệu quả của Hội LHPNVN, đời sống, việc làm của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo đã được cải thiện một bước, tiềm năng của phụ nữ Việt Nam đã được huy động và đóng góp xứng đáng vào thành tựu phát triển nền kinh tế của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng.

* Trên các lĩnh vực hoạt động khoa học, công nghệ, phụ nữ chiếm 42,2%.

Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng với 36,64% trong khoa học tự nhiên; 43,42% trong lĩnh vực khoa học nông - lâm - thuỷ sản; 33% trong khoa học công nghệ; 38,27% trong khoa học xã hội và nhân văn. Trong các cơ sở nghiên cứu, đã có 6,3% cán bộ phụ trách là nữ; 10% đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến khoa học của họ đã làm lợi cho đất nước nhiều tỉ đồng. Nhiều nhà khoa học nữ đã lập ra các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ, trung tâm nghiên cứu, tư vấn để tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Đánh giá cao vai trị của nữ trí thức trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Hội LHPNVN đã trân trọng biểu dương những cống hiến, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của chị em, đề xuất với Đảng, Nhà nước có chính sách phát triển, tạo điều kiện để phát huy khả năng, sự đóng góp của đội ngũ nữ trí thức vào q trình phát triển đất nước.

* Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phụ nữ các dân tộc đã đóng góp nhiều cơng sức thực hiện các chương trình quốc gia về trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Phụ nữ nơng dân đã tích cực tham gia chương trình IPM quốc gia, từng bước nâng cao nhận thức và thay đổi dần thói quen lạm dụng hố chất trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm nơng nghiệp an tồn, góp phần bảo vệ mơi trường sống. Đặc biệt, chị em nữ công nhân môi trường tại các đô thị trong cả nước, bằng sự lao động thầm lặng, bền bỉ, đã góp phần cải thiện đáng kể môi trường đô thị.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề mơi trường trong q trình phát triển đất nước, các cấp Hội đã huy động phụ nữ cả nước tạo thành phong trào quần chúng hưởng ứng và tham gia tích cực các hoạt động nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống; phát động nhiều phong trào để tổ chức, hướng dẫn phụ nữ chăm sóc, bảo vệ mơi trường như phong trào “Xanh - Sạch

- Đẹp”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”..., hỗ trợ phụ nữ xây dựng các cơng

trình nước sạch, nhà vệ sinh, bếp đun cải tiến. Những việc làm thiết thực, cụ thể của Hội, với sự hưởng ứng của đơng đảo phụ nữ, đã góp phần cải thiện cung cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường sinh thái, với thành quả là 44% dân số sử dụng các cơng trình vệ sinh đúng qui cách, 50,5% dân số được sử dụng nguồn nước sạch.

Với sự quan tâm của Đảng, sự tham mưu tích cực của Đảng đồn, Hội LHPNVN, Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, đội ngũ cán bộ nữ

trong những năm qua đã vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức không ngừng trưởng thành, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Nhiều cán bộ nữ được giao giữ những cương vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể; nhiều chị trở thành những nhà khoa học, văn nghệ sĩ tài năng, những cán bộ quản lý các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w