Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ (1996 2011)

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 39 - 46)

Công tác phụ nữ tạo ra điều kiện để phát huy tiềm năng của phụ nữ, từ đó nâng cao vị thế của phụ nữ không thể coi chỉ là trách nhiệm của bản thân họ, mà là của toàn xã hội, của Đảng, của Nhà nước.

Chủ trương của Ðảng về cơng tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết và chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cơng tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ… Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Các quan điểm này đã từng bước được cụ thể hoá thành các chiến lược,

quy hoạch gắn liền với những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ nữ và nữ trí thức.

Cơng tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp uỷ đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội LHPNVN.

Từ năm 1996 đến 2011, Đảng ta có nhiều chủ trương, chính sách về cơng tác phụ nữ, trong đó có một số quan điểm, chủ trương nổi bật sau:

Một là, phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH

- HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Hội LHPNVN với trách nhiệm thực hiện quyền dân chủ đại diện cho các tầng lớp phụ nữ, đã tích cực tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan nhiều đến quyền lợi thiết thực của phụ nữ: Chỉ thị 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII) ngày 16 tháng 05 năm 1994, Bộ Luật Lao động, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, chiến lược và kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000...

Các cấp Hội đã chủ động triển khai thực hiện tốt Quyết định 163/QĐ- HĐBT, tăng cường hoạt động phối hợp với các cấp chính quyền, bộ - ngành chức năng, Liên đồn lao động, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ để giám sát việc thực thi pháp luật liên quan trực tiếp tới quyền lợi phụ nữ, đặc biệt là Luật Hơn nhân - Gia đình và Luật Lao động. Các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết đơn thư, hoạt động hồ giải. Qua đó, Hội đã đề xuất xử lý hàng ngàn vụ việc đối xử bất công, đánh đập ngược đãi phụ nữ, cưỡng bức trẻ em, phát hiện ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma tuý, buôn bán phụ nữ và đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực khác.

Trong xu thế đổi mới, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam có thêm nhiều cơ hội và điều kiện phấn đấu vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước. Đa số phụ nữ đã thích ứng với sự đổi mới về phân cơng lao động, chủ động tiếp cận đào tạo ngành nghề mới, bồi dưỡng kỹ năng lao động, kiến thức sản xuất, năng lực quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Vì vậy, lực lượng lao động nữ ở hầu khắp các ngành, trên các lĩnh vực khơng những khơng bị giảm sút mà cịn tăng lên, kể cả ở một số ngành kinh tế mũi nhọn, địi hỏi trình độ cao. Chất lượng lao động nữ thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chun mơn được đào tạo cũng tăng lên đáng kể. Đông đảo phụ nữ ngày càng quan tâm và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước. Chị em đã và đang vượt qua những khó khăn của cuộc sống, những mặc cảm tâm lý, bền bỉ, sáng tạo vươn lên khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Thành quả và sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội đều ghi nhận sự đóng góp to lớn của phụ nữ. Những đóng góp đó đã thúc đẩy phong trào phụ nữ phát triển cả về số lượng, chất lượng, tăng cường bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.

Hai là, công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền,

phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc để phát triển đất nước; đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.

Ba là, xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng

với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Ðảng. Trong đó nhấn mạnh một số vấn đề trọng điểm trong công tác cán bộ nữ:

* Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ trong các cấp uỷ Đảng, các ngành, tồn xã hội và từng gia đình.

Cần làm cho cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc Chỉ thị 37/CT-TW ngày 16/5/1999 của Ban Bí thư ban hành“Về một số vấn đề cơng tác cán bộ

nữ trong tình hình mới” đã nêu rõ một số quy định, biện pháp cụ thể, đó là:

Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ, tăng cường tỷ lệ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo và khuyến khích tiềm năng tham gia của phụ nữ, đặc biệt là đội ngũ trí thức nữ làm khoa học. Đặc biệt là sự tăng cường mối quan tâm và cụ thể hoá các quan điểm đối với phụ nữ và công tác phụ nữ được thể hiện rõ hơn trong Nghị quyết số 11-NQ/TW tháng 4 năm 2007 "Về

công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước". Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm lãnh đạo của Ðảng với công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Nghị quyết xác định những mục tiêu quan trọng về công tác phụ nữ nói chung, trong đó có cơng tác cán bộ nữ: Phát huy vai trị, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH - HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

Trong đó, chỉ rõ đối với những ngành đông nữ và những ngành mà chức năng nhiệm vụ có liên quan đến vấn đề nữ phải có tỉ lệ nữ cán bộ tương xứng, phải có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp. Những nữ cán bộ khoa học có tài, những nữ cán bộ quản lý giỏi cần được khuyến khích sử dụng, khi cần thiết có thể nghỉ hưu ở tuổi 60 như nam giới.

Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội là yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ. Đồng thời cần nhận rõ những đặc điểm riêng của cán bộ nữ, tạo nên sự thông cảm, giúp đỡ thiết thực để cán bộ nữ vươn lên, kể cả sự hỗ trợ và khích lệ từ mỗi gia đình cán bộ nữ. Bản thân cán bộ nữ cần chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm

chất và trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình trong cơng tác, biết kết hợp hài hồ giữa cơng việc gia đình và cơng tác xã hội.

Từ quan điểm trên, Nghị quyết đặt ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chun môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn cơng việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực.

* Có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ

Cần xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Trước mắt, các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải có quy hoạch cán bộ nữ.

Chú ý phát hiện tài năng trẻ và có quy trình đào tạo, bồi dưỡng thích hợp để sớm đề bạt, sử dụng. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nữ làm công tác khoa học - kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, hành chính, quản lý nhà nước... cán bộ nữ dân tộc ít người, tơn giáo, vùng sâu, vùng xa.

Các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng của Đảng, Nhà nước và các đồn thể, khi chiêu sinh cần có quy định tỷ lệ nữ một cách thoả đáng, đưa vào chương trình đào tạo những kiến thức về giới. Có những hình thức đào tạo, bồi dưỡng thích hợp với đặc điểm của cán bộ nữ như mở tại cơ sở, vùng, miền… phân chia chương trình đào tạo thành những khố ngắn ngày, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho học viên nữ trong thời gian học tập.

* Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành

Việc sử dụng, đề bạt cán bộ nữ phải dựa trên cơ sở quy hoạch, được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo chức danh công tác.

Trên cơ sở rà sốt đội ngũ cán bộ nữ hiện có, có biện pháp điều chỉnh, bổ sung cán bộ nữ vào những vị trí thích hợp, phù hợp với yêu cầu và năng lực của cán bộ. Phải tăng thêm cán bộ nữ ở các cấp từ cơ sở đến trung ương, kể cả cán bộ ngồi Đảng.

* Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và

khuyến khích tài năng nữ phát triển.

Xây dựng chính sách cán bộ nữ tạo điều kiện cho chị em vừa hoàn thành tốt chức năng xã hội, vừa thực hiện tốt chức năng người mẹ. Cần có chế độ trợ cấp cho cán bộ nữ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng khi cịn ni con nhỏ ở độ tuổi nhà trẻ. Có chính sách khuyến khích đối với các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động nữ.

Cần khuyến khích, huy động các lực lượng xã hội vào những hoạt động dịch vụ đời sống, chăm lo sức khoẻ, chăm sóc trẻ nhỏ, giảm nhẹ lao động gia đình để phụ nữ có điều kiện nghỉ ngơi, giải trí, học tập nâng cao trình độ, đảm nhiệm tốt cơng việc được giao.

* Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong phụ nữ.

Các tổ chức đảng thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong nữ thanh niên, nữ lao động trong các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng tôn giáo. Coi trọng việc phát triển đảng trong số phụ nữ có triển vọng đưa vào quy hoạch cán bộ. Cần nắm vững đặc điểm của đảng viên nữ để phân cơng cơng tác hợp lý. Những nơi có tỷ lệ đảng viên nữ ra khỏi Đảng cao, cần phần tích ngun nhân và có biện pháp khắc phục.

Bốn là, công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của

tồn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp uỷ đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu phụ nữ tồn quốc lần thứ XI (2012), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội. Trong đó Hội LHPNVN cần tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ, lôi cuốn đông đảo chị em tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như chủ động giải quyết những vấn đề của chính phụ nữ. Các cấp uỷ

đảng, chính quyền, các ngành cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới, tổ chức lãnh đạo cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thơng tin đại chúng cần thực hiện chính sách về phụ nữ - giới, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân...

Hình 2.1: Chính sách quốc gia về phụ nữ - giới

Thể chế hoá vấn đề đáp ứng Giới trong mọi chính sách

của Chính phủ Lồng ghép một cách có hệ thống vấn đề Giới trong tất cả các chương trình Chính sách quốc gia về phụ nữ - Giới

- Phát triển nguồn nhân lực. - Việc làm và xóa đói, giảm

nghèo.

-

- Nâng cao năng lực quản lý. Tiếp cận giới từ phía hệ thống quyền lực (Chính phủ) Hội nhập, tiếp cận Giới và cộng đồng quốc tế Tiếp cận giới từ phía các tổ chức xã hội phi Chính phủ Biện pháp Biện pháp Mục tiêu

Nguồn: Cẩm nang nghiệp vụ công tác phụ nữ thời kỳ hội nhập WTO, 2007.

2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ ViệtNam thực hiện công tác phụ nữ (1996 - 2011)

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w