Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 100 - 103)

Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu sau:

- Một số hoạt động của các cấp Hội cịn thiếu tập trung, có chủ trương đề ra nhưng thiếu sự chỉ đạo sâu sát, thiếu nguồn lực nên hiệu quả thấp (xoá mù chữ cho cán bộ chủ chốt cơ sở Hội). Có chỉ tiêu đề ra chưa sát thực (chỉ tiêu phát triển Hội viên, phát triển chi nhánh Quỹ Tình thương). Một bộ phận cán bộ Hội năng lực, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong quá trình thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội và yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới.

- Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp phụ nữ. Hội chưa chủ động chuẩn bị tốt về cơ sở lý luận, thực tiễn và tổ chức tham vấn xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Năng lực tham mưu chiến lược của cán bộ Hội cấp trung ương, cấp tỉnh/thành, năng lực triển khai tổ chức thực hiện của cán bộ Hội cấp quận/huyện và cơ sở còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ Hội nhận thức chưa đầy đủ về tơn chỉ, mục đích, vai trị nịng cốt của tổ chức Hội, yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong điều kiện mới, làm việc theo lối hành chính, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Công tác cán bộ của từng cấp Hội cịn thiếu tính chiến lược, thiếu quy hoạch tạo nguồn chuyên gia giỏi, công tác đào tạo chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Một số chủ trương công tác chỉ đạo chưa quyết liệt, thiếu giải pháp cụ thể; tổ chức thực hiện một số hoạt động còn lúng túng, dàn trải. Một số cấp Hội thiếu chủ động trong vận động nguồn lực, cịn trơng chờ vào ngân sách nhà nước.

- Chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ đã thể hiện rõ quan điểm bình đẳng nam - nữ nhưng chưa được xã hội nhận thức đầy đủ, chậm được cụ thể hoá thành chính sách. Vấn đề giới trong nhiều chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển của Chính phủ, bộ ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Một số chủ trương, chính sách được ban hành nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ lại thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể, nên hiệu quả thực hiện thấp.

- Công tác phối hợp giữa Hội với các ngành, các tổ chức có liên quan để giải quyết các vấn đề của phụ nữ, nhất là trong việc tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách bảo đảm quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, còn hạn chế về biện pháp, hiệu quả chưa cao.

- Nền kinh tế đất nước còn ở mức độ chậm phát triển so với khu vực và thế giới, tỷ lệ nghèo đói cịn cao. Một số tệ nạn xã hội ảnh hưởng nhiều và trực tiếp tới phụ nữ, nguy cơ làm băng hoại đạo đức xã hội, phá vỡ gia đình như: mại dâm, bn bán phụ nữ - trẻ em, xâm hại tình dục đối với phụ nữ - trẻ em gái, ma tuý học đường, bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng. Một số giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, gia đình, xã hội bị suy giảm do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường.

- Hơn nữa, việc cụ thể hố chủ trương, chính sách, luật pháp của Đảng, Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới ở cả cấp trung ương và địa phương cịn chậm; cơng tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa hiệu quả. Một số cấp uỷ Đảng, Chính quyền chưa quan tâm

đúng mức đến cơng tác phụ nữ, công tác Hội, chưa tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đồn thể. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều giữa các vùng miền, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; diễn biến phức tạp của các tệ nạn xã hội, tội phạm, bạo lực gia đình… đã tác động trực tiếp đến đời sống, lối sống của một bộ phận phụ nữ, ảnh hưởng đến khả năng huy động, vận động phụ nữ và chất lượng hoạt động của phong trào phụ nữ. Nguồn lực tài chính cho mục tiêu bình đẳng giới và hoạt động của Hội cịn hạn hẹp. Đó là những yếu tố cản trở sự phát triển của phong trào phụ nữ.

Một phần của tài liệu Công tác phụ nữ của đảng cộng sản việt nam (1996 2011)” (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w