Kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2005 - 2010 duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; các ngành sản xuất, kinh doanh đều phát triển mạnh;
- Tăng trưởng kinh tế: bình qn 17,78%/năm (nếu tính cả dầu thơ và khí đốt, tăng bình qn 7,7%/năm); tổng giá trị gia tăng năm 2010 gấp 2,27 lần so với năm 2005 (nếu tính cả dầu thơ và khí đốt thì gấp 1,45 lần).
- GDP bình qn đầu người năm 2010 (khơng tính dầu thơ và khí đốt) đạt mức 5.872 USD, cao gấp 2,28 lần so với năm 2005 và cao gần 5 lần mức bình quân chung của cả nước (1.200USD/người).
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005), dịch vụ chiếm 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005) và nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm 3,22% so với năm 2005); tính cả dầu thơ và khí đốt: cơng nghiệp - xây dựng 72,52%, dịch vụ 24,02%, nông nghiệp 3,46%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm gần 96%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình qutân 18,19%
- Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 26,61%/năm.
- Giá trị xuất khẩu trừ dầu thô đạt 4.066 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình qn 26,71%/năm.
- Sản xuất Nơng - Lâm - Ngư nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất năm 2010 tăng 1,41 lần so với năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân 7,1%/năm. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 6,47%/năm, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 6,92%/năm và giá trị sản xuất ngư nghiệp tăng bình quân 7,78%/năm.
- Tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm ước đạt 94.807 tỷ đồng, vượt trên 21 ngàn tỷ đồng (6,99%), tăng gấp 1,7 lần so giai đoạn 2001- 2005.
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 402.471 tỷ đồng; trong đó riêng thu ngân sách nội địa đạt 65.096 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,25%/năm. Tổng chi ngân sách nhà nước khoảng 26.645 tỷ đồng, vượt 46,6%, tốc độ tăng bình qn khoảng 11%.
- Đầu tư nước ngồi tăng mạnh. Năm năm qua cấp 186 giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 23,8 tỷ USD; cấp 177 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 88.922 tỷ đồng. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 280 dự án đầu tư nước ngồi với tổng vốn đăng ký 27,2 tỷ USD và 341 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 135.915 tỷ đồng.
Tỉnh có 14 khu cơng nghiệp với quy mơ 8.800 ha, trong đó 7 khu cơng nghiệp thành lập trước năm 2006 đã đi vào hoạt động, lấp đầy 77% diện tích. Trong 5 năm, các khu cơng nghiệp đã thu hút thêm 162 dự án đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư trong khu công nghiệp lên 222 dự án với tổng vốn đầu tư quy đổi đạt 14 tỷ USD. Đã quy hoạch 30 cụm cơng nghiệp, trong đó có 6 cụm được đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống cảng biển được quy hoạch gồm 55 cảng, trong đó có 18 cảng tổng hợp, container và 37 cảng chuyên dùng; đã đưa vào khai thác 21 cảng với công suất 45 triệu tấn/năm. Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011 vừa qua, các cảng container hiện đại trên sông Cái Mép - Thị Vải mới đưa vào khai thác đã mở các tuyến vận chuyển hàng hóa trực tiếp đi Mỹ và châu Âu. Sự kiện đó đã mở ra nhiều triển vọng mới cho ngành kinh tế cảng.
Năng lực tăng thêm từ các nguồn vốn đầu tư trong 5 năm đã đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả hơn 460 cơng trình, trong đó có trên 100 cơng trình lớn từ nguồn vốn của doanh nghiệp làm cho cơ sở hạ tầng kinh tế tăng đáng kể, các tuyến đường giao thông nông thôn cơ bản được nâng cấp. Nâng cấp, mở rộng được 20 tuyến đường huyện và liên huyện dài 130km, xây dựng mới 76,8 km đường giao thông nội vùng các dự án định canh định cư.
Các khu du lịch của tỉnh đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư mới, có nhiều dự án đầu tư quy mơ lớn, từng bước hình thành những trung tâm du lịch đồng bộ với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng. Hệ thống cơ sở lưu trú hiện có 156 khách sạn, khu du lịch với khoảng 6.500 phịng, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn, khu du lịch 4 sao và hàng ngàn phịng được xếp hạng. Nơng, lâm, ngư nghiệp có nhiều mơ hình sản xuất tiên tiến và giống cây trồng, vật ni mới được ứng dụng; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh như: cao su, tiêu, cây ăn trái đặc sản, bắp, rau sạch; năng suất lao động trong nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất được nâng lên. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng vươn ra khơi xa, nuôi trồng thủy sản chuyển biến theo hướng nuôi thâm canh, bán thâm canh. Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong 5 năm tăng bình quân 7,1%/năm
Các thành phần kinh tế được quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện phát triển. Trong 5 năm 2006 - 2010, đã đăng ký thành lập mới 5.674 doanh nghiệp dân doanh, giải thể 623 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tăng thêm trong giai đoạn là 5.051 doanh nghiệp, tốc độ phát triển bình qn đạt 25,6%/năm; hiện nay có khoảng 7.500 doanh nghiệp đang hoạt động với mức vốn bình quân 8,75 tỷ đồng/doanh nghiệp. Thành lập mới 39 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã vào cuối năm 2010 lên 65 hợp tác xã và 03 liên hiệp hợp tác xã với 10.164 xã viên. Đã sắp xếp được 22 DNNN, nâng tổng số DNNN được sắp xếp lên 54 doanh nghiệp, đạt 98% kế hoạch, trong đó: cổ phần hố 37 doanh nghiệp.
Trong 5 năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh được đầu tư khá. Việc hình thành hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đón được tàu có trọng tải lớn, khai thơng tuyến vận chuyển hàng hóa trực tiếp đi Châu Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới đã tạo ra lợi thế lớn cho tỉnh để phát triển. Cùng với khả năng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy thối, Chính phủ và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, cải tạo nâng cấp Quốc
lộ 51, triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, tuyến đường sắt, sân bay Long Thành,... sẽ kết nối, liên thông hạ tầng giao thông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, đặt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào vị trí cửa ngõ với khơng gian phát triển rộng lớn hơn.
Đây là lợi thế hết sức quan trọng, tạo nên ưu thế vượt trội, mở ra triển vọng to lớn để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong dài hạn.
Có thể nói rằng 5 năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được những
thành tựu quan trọng, khá tồn diện, có nhiều mặt phát triển mạnh mẽ. Kinh tế đã tận dụng được lợi thế so sánh, phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người khá cao và trở thành tỉnh có quy mơ kinh tế lớn trong vùng kinh tế động lực phía Nam. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tăng dần tỷ trọng dịch vụ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đã và đang hình thành các trung tâm công nghiệp, cảng, du lịch. Thu ngân sách hàng năm đều tăng cao, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Quốc phòng, an ninh được quan tâm, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên, một số tiềm năng, lợi thế của tỉnh chưa được phát huy tốt, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế chưa cao; kết cấu hạ tầng của tỉnh mặc dù được đánh giá là tốt hơn so với nhiều tỉnh thành Duyên hải nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng và phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển, nhất là đối với hệ thống cảng biển. Các ngành dịch vụ tuy có phát triển, nhưng so với tiềm năng còn nhiều hạn chế. Số lượng lao động làm việc trong khu vực nơng nghiệp cịn lớn, nguồn lực cho đầu tư phát triển cịn hạn chế. Cơng tác cải cách hành chính tuy có nhiều cố gắng, nhưng kết quả cịn thấp so với yêu cầu. Môi trường đầu tư chưa tương xứng với quy mơ kinh tế, cịn vướng mắc
trong xử lý các thủ tục đầu tư. An ninh trật tự vẫn cịn nhiều biểu hiện phức tạp. Văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục phát triển chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế.