- VŨNG TÀU
2.3.1. Thực trạng dịch vụ logistics cảng biển tỉnh BàRịa - Vũng Tàu Rịa - Vũng Tàu
Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển Vũng Tàu.Vùng nước cảng biển do Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu quản lý là vùng nước thuộc
khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BGTVT ngày 05/09/2007 và Thông tư số 02/2010/TT-BGTVT ngày 22/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Theo thống kê từ Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, hiện có 59 tổ chức doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các loại hình dịch vụ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp này gồm: Đại lý tàu biển, Đại lý làm thủ tục hải quan, Đại lý vận tải biển, Môi giới hàng hải, Cung ứng tàu biển, Kiểm đếm hàng hóa, Lai dắt tàu biển, Sửa chữa tàu biển tại cảng, Vệ sinh tàu biển, Xếp dỡ hàng hóa tại cảng, Hoa tiêu.
Dịch vụ hoa tiêu: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 03
cơng ty hoạt động dịch vụ hoa tiêu là: Công ty Hoa tiêu khu vực 1 (PILOTCO 1), xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu Tân cảng. Các công ty kể trên đã dẫn thành công hàng ngàn lượt tàu vào/rời các cảng Bà Rịa - Vũng Tàu và được các thuyền trưởng của các hãng tàu đánh giá cao.
Dịch vụ lai dắt hỗ trợ tàu biển: Các tàu biển ra/vào cảng thực hiện thuê
tàu lai dắt của các Công ty lai dắt tàu biển đóng trên địa bàn tỉnh để thực hiện lai dắt hỗ trợ tàu. Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có 12 cơng ty lai dắt là: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Lai dắt Vũng Tàu; Công ty Cổ phần lai dắt tàu biển Tân cảng; Công ty Cổ phần lai dắt tàu biển SP-PSAM, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Bắc Đẩu, Công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON), Cơng ty Hải Nam, Cơng ty Quang Hưng, Cơng ty Minh Hồng, Cơng ty Bình An, Cơng ty Xuân Việt, Công ty SOWATCO Shipping Agent, Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tàu biển Sao Kim.
Về dịch vụ neo đậu, cập tàu: là dịch vụ được đảm bảo để các tàu thực
hiện công tác bốc xếp hàng hóa. Dịch vụ này được chủ cảng thực hiện hoặc thuê một đơn vị chuyên nghiệp thực hiện.
Dịch vụ đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thơng tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.
Những năm qua, Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu tập trung vào phát triển hệ thống cảng mà chưa phát triển mạnh dịch vụ logistics, các nguồn lợi lớn từ ngành dịch vụ logistics vẫn chưa được khai thác triệt để. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà rịa - Vũng tàu, hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics, nhưng chủ yếu chỉ đóng vai trị là nhà cung cấp vệ tinh như cho thuê kho bãi, làm đại lý hải quan, hoặc một vài dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics,… trong đó số doanh nghiệp thực sự có các hoạt động như trên là rất ít. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng tập trung nguồn nhân lực, vật lực cịn yếu và rời rạc, dịch vụ cơng nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Nếu xét riêng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics thì theo thống kê, hiện nay cả nước cũng chỉ có hơn 800 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Riêng đối với Bà Rịa - Vũng Tàu thì số doanh nghiệp có hoạt động và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này là rất hiếm. Công ty Trung Hiếu là một trong những doanh nghiệp tham gia thị trường dịch vụ này sớm nhất, nhưng đến nay cũng chỉ dừng lại ở các hoạt động chủ yếu là kho bãi,
bốc xếp hàng hóa. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức và đầy đủ các giá trị vơ hình, hàm lượng chất xám, cơng nghệ trong hoạt động logistics. Khả năng tương tác và liên thơng giữa chính quyền - các cơ quan chức năng - doanh nghiệp - bạn hàng cịn chưa liền mạch, vơ tình tạo nên những thủ tục phiền hà trong việc kiểm sốt hàng hóa cùng những thơng tin liên quan từ nơi hình thành hàng hóa đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu, những năm gần đây Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ cảng. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng đã nhận ra tiềm năng của lĩnh vực dịch vụ này nên đã quan tâm khai thác khá mạnh. Cuối tháng 12 - 2010, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Lê Vũ (Tp. Hồ Chí Minh) đầu tư Nhà máy sản xuất container và cung ứng dịch vụ logistics tại khu công nghiệp Cái Mép (huyện Tân Thành), với diện tích khoảng 10ha. Theo đó, nhà máy có quy mơ sản xuất 945 tấn/năm; dịch vụ logistics gồm: dịch vụ vận tải, thủ tục hải quan 50.000 lượt/năm, dịch vụ bốc xếp 400.000 tấn hàng hóa/năm, dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng hóa là 50.000m2/năm. Tiến độ thực hiện dự án là 24 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu. Đây là một trong số nhiều dự án logistics đã được cấp phép tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua. Theo ước tính, đến thời điểm hiện nay, đã có gần 20 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics được tỉnh đồng ý cho chủ trương và cấp giấy phép. Trong đó có một số dự án quy mơ khá lớn như: Dự án kho bãi dịch vụ cảng của Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ hạ tầng Á Châu; Dự án khu dịch vụ kho bãi container của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Lâm; dự án Trung tâm tiếp nhận phân phối container Cái Mép của Công ty cổ phần Đầu tư tư vấn và phát triển cảng Việt Nam... Các dự án chủ yếu tập trung tại khu vực huyện Tân Thành, dọc theo các cảng đã và đang hình thành, với diện tích đầu tư nhỏ, chưa thể hình thành các trung tâm logistics hiện đại,
có thể đáp ứng nhu cầu của các khách hàng lớn trên thế giới. Theo các nhà hoạch định cảng thì “Cảng biển không bao giờ tách khỏi hoạt động logistics, vì chính logistics làm giảm chi phí phân phối của nhà sản xuất. Như vậy thì bất cứ ở đâu, khi sản xuất cơng nghiệp phát triển, cảng biển hình thành thì hoạt động logistics phải có”.
Hoạt động khai thác cảng biển được xem như nền tảng để hình thành và phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nơi đây sẽ có nhiều cảng biển thuận lợi cho tàu trọng tải lớn ra vào, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Mặc dù có những ưu thế và tiềm năng phát triển như vậy, nhưng hiện nay các doanh nghiệp trong nước làm dịch vụ hậu cần sau cảng trên địa bàn tỉnh còn yếu, thiếu sự hợp tác trong việc tổ chức liên hồn các loại hình dịch vụ logistics. Đa số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics còn hạn chế về vốn và cơng nghệ, nên chỉ dừng lại ở vai trị vệ tinh cung cấp dịch vụ cho các hãng nước ngoài một số phần việc trong cả chuỗi hoạt động logistics như làm thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng hóa, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi; cung cấp điện, nước, nhiên liệu cho tàu biển... Hầu như chưa có doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành tồn bộ quy trình hoạt động logistics.
Theo Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đơng Nam Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011; Cảng Vũng Tàu là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA) gồm các khu bến chức năng chính: Khu bến Gị Dầu, Tắc Cá Trung; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; khu bến Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình; khu bến Long Sơn; khu bến Vũng Tàu - sông Dinh và khu bến Côn Đảo.
Năng lực của cảng đảm bảo thông qua nhu cầu hàng hóa: dự kiến vào năm 2015 khoảng 57,257 ÷ 78,083 triệu tấn/năm; năm 2020 khoảng 85,669 ÷ 131,088 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 161,491 ÷ 296,291 triệu tấn/năm.
Trong đó riêng container dự kiến vào năm 2015 khoảng 2,76 ÷ 3,88 triệu TEU/năm; năm 2020 khoảng 5,001 ÷ 8,169 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 10,4 ÷ 21,11 triệu TEU/năm.