Yêu cầu phát triển kinh tế biển, cảng biển và ngành dịch vụ logistics của Tỉnh

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 74 - 76)

7 Số làn xe yêu cầu (riêng với hàng

3.1.1. Yêu cầu phát triển kinh tế biển, cảng biển và ngành dịch vụ logistics của Tỉnh

logistics của Tỉnh

Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (tháng 2/2007) đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Về các mục tiêu trước mắt đối với ngành hàng hải, Nghị quyết đã nêu rõ “xây dựng cảng biển, phát triển cơng nghiệp đóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, phát triển những dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển...”.

Nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu tháng 8/2010 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo “Kinh tế cảng sẽ là kinh

tế chủ đạo của Bà Rịa - Vũng Tàu. Phải xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành đô thị cảng trung tâm của cả nước. Kinh tế cảng sẽ là mũi nhọn đủ sức và đủ tầm tạo đột phá thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho Bà Rịa -Vũng Tàu nói riêng và tồn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung trong giai đoạn tới ”.

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh: Phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ, xác định phát triển cảng là nhiệm vụ trung tâm, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ hậu cần (Logistics). Xây dựng hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải trở thành hệ thống cảng trung chuyển của khu vực và quốc tế. Phát triển dịch vụ dầu khí, vận tải; chú trọng đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ mới hiện đại, chất lượng cao.

Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/QĐ-TTg

ngày 27/1/2011; Theo đó, định hướng cơ bản phát triển lĩnh vực Dịch vụ logistics đến năm 2020 (i) Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thơng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. (ii) Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện. (iii) Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics đạt 20-25% năm. Tỉ lệ thuê ngoài logistic (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%.

Ngày 02/6/2011, bằng Thơng báo số 132/TB-VPCP, Văn phịng Chính phủ đã Thông báo Ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5, trong đó nhấn mạnh: “Yêu cầu trong năm (05) năm tới tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu tại Lạch Huyện-Hải Phịng thuộc nhóm cảng biển số 1 và tại Cái Mép, Bến Đình- Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển số 5, lưu ý trong phát triển cảng biển phải đầu tư hạ tầng như: cơ sở hạ tầng kết nối, các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics và cơ chế ưu đãi đặc thù để vận hành, khai thác các bến cảng một cách thuận lợi, đồng bộ với phương thức quản lý hiện đại, thống nhất để hình thành những trung tâm có quy mơ mang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu vận tải biển xa của Việt Nam, thu hút nguồn hàng trung chuyển quốc gia và quốc tế”. Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông Vận tải: “Phối hợp với các địa phương, đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực nhóm cảng biển số 5 để thực hiện quản lý chặt chẽ quỹ đất phát triển cảng biển, cơ sở hạ tầng kết nối cảng biển, khu logistics và các trung tâm dịch vụ phân phối hàng hóa, dịch vụ cảng biển; tổ chức giao thơng đối với các khu đô thị cảng biển hài hịa, đảm bảo khơng có sự xung đột giữa giao thông kết nối cảng và giao thông đô thị”.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w