7 Số làn xe yêu cầu (riêng với hàng
3.2.2. Quy hoạch và xây dựng Trung tâm dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
CẢNG BIỂN Ở TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng
Về cơ sở hạ tầng giao thơng: Nâng cấp hồn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng hiện có về đường bộ, đường thủy; Xây dựng mới đường bộ, đường sắt nối liền Bà rịa - Vũng tàu với các tỉnh, thành khác trong vùng kinh tế động lực phía Nam theo hướng hiện đại, thuận lợi để phục vụ tốt nhất cho dòng lưu chuyển hàng hóa qua tỉnh. Hồn thành nâng cấp quốc lộ 51 và nhanh chóng xây dựng đường cao tốc, đường sắt nối liền Tp. HCM với Bà rịa - Vũng tàu, đường Vành đai 4, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đa phương thức và các hoạt động Logistics.
Quy hoạch điều chỉnh các tuyến nhánh giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và các Trung tâm dịch vụ Logistics để phát triển loại hình vận tải đa phương thức. Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường ra vào khu Cái Mép - Thị Vải và giải quyết ách tắc giao thông, tải trọng cầu đường, an tồn giao thơng, nhất là liên quan đến vận chuyển container.
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác: Đầu tư hạ tầng cấp điện, nước, thông tin, viễn thông đồng bộ, hiện đại, tiên tiến.
3.2.2. Quy hoạch và xây dựng Trung tâm dịch vụ logistics tỉnh BàRịa - Vũng Tàu Rịa - Vũng Tàu
Hiện nay nước ta chưa có một chiến lược phát triển dịch vụ logistics, nhưng Bà Rịa-Vũng Tàu cần xây dựng chiến lược riêng của tỉnh đến năm
2020 với mục tiêu cụ thể, như chi phí logistics chỉ chiếm khoảng 10% GDP
của Tỉnh và trở thành một trung tâm dịch vụ logistics không phải chỉ của Việt Nam mà cả khu vực. Trên cơ sở đó xác định những lĩnh vực logistics mà tỉnh cần tập trung phát triển trước nhằm nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống hoạt động logistics trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới dựa trên các thế mạnh của tỉnh như đã phân tích ở phần trên và chỉ số hiệu quả hoạt động logistics. Chiến lược cần có lộ trình thực hiện cụ thể.
Chỉ số hiệu quả hoạt động logistics là một chỉ số tổng hợp được xem xét dựa trên 7 tiêu chí; (1)Hiệu quả của các cơ quan chức năng trong các hoạt động về thủ tục hải quan; (2)Chất lượng cơ sở hạ tầng thông tin và vận chyển phục vụ cho các hoạt động logistics; (3)Sự dễ dàng, thuận lợi trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa quốc tế; (4)Năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics địa phương; (5)Khả năng truy xuất được tình trạng đơn hàng; (6)Chi phí logistics; và (7) Tính đúng hạn trong giao hàng hóa đến khách hàng.
Để thu hút đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics, Bà Rịa-Vũng Tàu dựa trên các quy định của Luật Thương mại về logistics và luật Đầu Tư để có những khuyến nghị với Chính phủ cho phép tỉnh có một cơ chế linh hoạt trong việc định ra các ưu đãi đầu tư nhất là kết cấu hạ tầng (thời hạn cho thuê đất, việc giải phóng mặt bằng, thuế, vay vốn ưu đãi, bảo lãnh Chính phủ...). Cải tiến thủ tục hành chính nhất là thủ tục hải quan, thủ tục ra vào cảng biển của tàu biển và hàng hóa.
Phát triển kết cấu hạ tầng nối với cảng biển. Hiện nay, khó khăn lớn
nhất của khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải là kết cấu hạ tầng kết nối với vùng hậu phương, trong đó các đường ra vào cảng và tuyến đường huyết mạch là Quốc lộ 51 đang trong quá trình nâng cấp và mở rộng, xây dựng mới. Tỉnh có
đề nghị với Trung ương về việc nhanh chóng nâng cấp QL51 và giải quyết vấn đế ách tách giao thông, tải trọng cầu đường nhất là liên quan đến vận chuyển con-te-nơ. Ngoài ra, theo các nhà đầu tư cảng, Bà Ria -Vũng Tàu cũng
cần phải đẩy mạnh xây dựng mới, nâng cấp hồn thiện hệ thống giao thơng đường bộ nối liền giữa các cảng nước sâu, nối liền Bà Rịa-Vũng Tàu với các tỉnh, thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng hiện đại, thuận lợi để phục vụ tốt nhất cho dịng lưu chuyển hàng hóa.
Nâng cao năng lực của hệ thống kho bãi đáp ứng nhu cầu của các cảng
biển cầu nối quan trọng của hoạt động logistics tồn cầu. Kho bãi tập kết hàng hóa phải được Tỉnh ưu tiên phát triển và đạt hiệu quả hoạt động tại các điểm tập kết hàng. Đây là một vấn đề cấp bách hiện nay của Tỉnh để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển của Tỉnh. Cho phép khu vực tư nhân được tham gia đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng của Tỉnh, kể cả hệ thống kho bãi, thông tin liên lạc.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đất cho phất triển dịch vụ logistics. Bà Rịa-Vũng Tàu đã dành 393 ha đất khu vực Sao Mai-Bến Đình và Cái Mép để phục vụ cho việc phát triển logistics, nhưng với hai khu vực này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu.Tỉnh đã nghiên cứu bổ sung thêm khu vực Cái Mép hạ có diện tích hơn 500ha thành khu dịch vụ logistics có quy mơ lớn và dành một phần diện tích các khu cơng nghiệp sau cảng như khu công nghiệp Cái Mép, khu công nghiệp Phú Mỹ III để phát triển logistics.Theo ước tính, đến thời điểm hiện nay, đã có gần 20 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ logistics được Tỉnh đồng ý cho chủ trương và cấp giấy phép.Trong đó có một số dự án quy mơ khá lớn như: Dự án kho bãi dịch vụ cảng của Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ hạ tầng Á Châu, Dự án khu dịch vụ kho bãi con-tê-nơ của Cơng ty TNHH Hồng Lâm, dự án Trung tâm tiếp nhận phân phối con-tê- nơ Cái Mép của Công ty cổ phần Đầu tư tư vấn và Phát triển Cảng Việt Nam.
Đầu tư và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thơng tin.Với cảng biển có thể xem xét theo mơ hình hệ thống Portnet của Singapore, nơi mà thông tin được quản lý và chia sẻ bởi cảng biển, hãng tàu, các nhà vận chuyển đường bộ, các đại lý giao nhận vận tải và các cơ quan của Chính phủ
nhất là hải quan. Hệ thống này đã góp phần đưa Singapore trở thành một trong những quốc gia có hoạt động logistics tốt nhất thế giới hiện nay.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong Tỉnh cần nhanh chóng áp dụng cơng nghệ thơng tin trong các hoạt động cung cấp dịch vụ. Đây là điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đơn giản hóa và vi tính hóa các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy nhanh lưu chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện đại hóa cơng tác hải quan của Tỉnh về khai báo hải quan, kiểm hóa, thanh tốn thuế theo chuẩn mực hải quan ASEAN. Tỉnh cần chủ động đề nghị với Tổng Cục Hải quan Việt Nam trong việc cải cách và hiện đại hóa thủ tục và cơng tác hải quan, như vậy kết nối Chi cục Hải Quan Bà Rịa-Vũng Tàu với các Chi cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương nhằm tạo thuận lợi cho logistics của Tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho cơng tác làm hàng liên thông của các tỉnh này với khu cảng biển Cái Mép-Thị Vải, như việc cho phép hàng ghi đến một cảng được giải quyết thủ tục hải quan tại một cảng hoặc một địa điểm khác khi ùn tàu hoặc thay đổi cảng xếp hàng. Đề nghị với Tổng cục Hải Quan tiến hành sớm việc sử dụng máy soi hàng hóa tại cảng biển để nâng cao hiệu quả kiểm hóa và giải phóng nhanh hàng hóa tại cảng biển.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động logistics. Bà Rịa-
Vũng Tàu đang gặp phải một thách thức không nhỏ về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phục vụ ngành logistics tại Tỉnh còn thiếu trầm trọng và chưa đồng bộ. Trên địa bàn Tỉnh hiện nay đang rất hiếm cử nhân chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng. Kinh nghiệm ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics của Singapore đã đem lại hiệu quả cho sự phát triển to lớn, đó là sự thành cơng vượt bậc của các cảng biển, cảng hàng khơng... có chất lượng logistics hàng đầu thế giới. Qua đó tạo động lực phát triển cho logistics. Đi đôi với việc nâng cao năng lực, mở rộng quy mô cho các doanh nghiệp cung cấp logistics là sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics. Chương trình đào tạo bao gồm chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ
quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ quản lý,điều hành cũng như nhân viên các doanh nghiệp để có hiểu biết cơ bản về logistics nghiệp vụ và luật lệ quốc tế và Việt Nam về ngành logistics rộng lớn. Tiếng Anh, tiếng sử dụng của logistics là điểm yếu của các nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp cần được phổ cập và nâng cao để đáp ứng nhu cầu của việc cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Tỉnh và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Tỉnh có thể yêu cầu Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam (VIFFAS), Hiệp hội cảng biển Việt Nam (VPA)...giúp đỡ trong công tác đào tạo nghiệp vụ và cung cấp thông tin liên quan. Thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển logistics là điều cấp thiết.
Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước (vận tải,cảng
biển...) và đặc biệt là với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics quốc tế để phát triển dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp nước ngồi có vốn, nghiệp vụ kỹ thuật, công nghệ thông tin và thị trường đầu vào cho các hoạt động cung cấp dịch vụ Tỉnh.