Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động logistics

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 85 - 89)

7 Số làn xe yêu cầu (riêng với hàng

3.2.7. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động logistics

biệt là ngoại ngữ tiếng Anh, công cụ của dịch vụ Logistics. Kết quả đạt được là sự tinh thông về nghiệp vụ và thông thạo về tiếng Anh chuyên môn.

* Thành lập trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành Logistics:

Liên kết, hợp tác với các trung tâm đào tạo quốc gia của Việt Nam, hoặc các tổ chức đào đạo quốc tế, hoặc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ cảng biển trong tỉnh hoặc trong nước thành lập trung tâm đào tạo của tỉnh, phục vụ cho tỉnh và cả vùng, cả nước. Đây là một nguồn thu của ngân sách tỉnh.

* Hình thức đào tạo:

- Đào tạo tại chỗ do các doanh nghiệp tự đào tạo.

- Đào tạo trong nước và gửi ra nước ngoài đào tạo hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để thành lập cơ sở đào tạo tại Trung tâm Dịch vụ Logistics của tỉnh.

- Hợp tác với các hiệp hội ngành nghề liên quan tới hoạt động Logistics trong việc đào tạo và giải quyết kinh phí đào tạo.

- Thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển logistics để đào tạo.

3.2.7. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triểnhoạt động logistics hoạt động logistics

- Đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh có một cơ chế linh hoạt trong việc định ra các ưu đãi về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh doanh Logistics (thời hạn và giá thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế, vay vốn ưu đãi, bảo lãnh của Chính phủ, Chính phủ ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ nối với các các biển nước sâu, hải quan điện tử... tạo thuận lợi cho phát triển Logistics của tỉnh).

- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động logistics, trước hết là hiệu quả của các cơ quan chức năng trong các hoạt động về thủ tục hải quan, tạo sự thuận lợi trong hoạt động lưu chuyển hàng hóa quốc tế. Đơn giản hóa và hiện đại hóa cơng tác hải quan của tỉnh về khai báo hải quan, kiểm hóa, thanh tốn thuế theo chuẩn mực hải quan ASEAN về hoàn thành thủ tục cho tàu biển ra vào cảng biển trong tỉnh, kết nối liên thông với cục hải quan Tp. HCM, cục hải quan các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương...

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân, chủ động đầu tư của doanh nghiệp và áp dụng mở rộng các mơ hình PPP (hợp tác công tư)…

- Thành lập cơ quan chuyên trách (thường trực) giúp lãnh đạo tỉnh trong việc xây dựng chiến lược, đề ra chính sách và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển Bà rịa - Vũng Tàu thành trung tâm dịch vụ Logistics của cả nước và khu vực.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng ở cả thị trường nội địa và thị trường nước ngồi.

Với sự hỗ trợ tích cực của cách mạng khoa học kỹ thuật, các hoạt động dịch vụ logistics đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Dịch vụ logistics ra đời và ngày càng thâm nhập vào đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam, giúp cho việc sản xuất, lưu thơng, phân phối, có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh Việt Nam đã và đang hội nhập với kinh tế thế giới trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy phát triển nhanh dịch vụ logistics là một yêu cầu cần thiết hiện nay của nước ta. Việt Nam, trong đó có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, có đủ điều kiện để phát triển thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực trong tương lai.

Có một vị trí đắc địa ven biển và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu xứng đáng trở thành trung tâm cảng biển của cả nước. Kinh tế phát triển theo hướng hội nhập đang đòi hỏi ngành kinh tế cảng biển tỉnh phải chuyển mình mạnh mẽ.

Thực tế đã chứng minh, dù hàng loạt các dự án cảng đã ra đời, nhưng khối lượng hàng hóa thơng qua cảng thời gian qua vẫn rất khiêm tốn. Cái Mép, một trong những cảng nước sâu hiện đại nhất khu vực, dù giai đoạn 2 dự án xây dựng Tân cảng Cái Mép đã hoàn thành nhưng lượng hàng hóa thơng qua cảng vẫn chiếm chưa đến một phần ba cơng suất thiết kế. Trong đó chỉ có 10% lượng hàng phục vụ đối tác trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu, còn lại 90% là của khách hàng thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Ðiều đó thể hiện những bất cập trong thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu, khi các loại hình cơng nghiệp nhẹ như: cơng nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp lắp ráp điện tử, có tác động tương hỗ với kinh tế cảng biển, tận dụng thế mạnh ưu việt của cảng biển và dịch vụ logistics, chưa được quan tâm đúng mức. Kéo theo đó là những hạn chế về nguồn hàng.

Những lợi thế, tiềm năng của Bà Rịa - Vũng Tàu trong phát triển dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics là to lớn. Có người đã so sánh hệ thống cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu với nhiều cảng trung chuyển quốc tế hiện đại, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong phát triển và khai thác lợi thế cảng biển của địa phương cũng được chỉ rõ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những yếu kém về hạ tầng, về nguồn nhân lực, về sự lỏng lẻo trong liên kết giữa các địa phương dẫn tới cơ cấu ngành công nghiệp của cả khu vực phát triển tương đối tự phát, độc lập và khơng liên quan gì với nhau. Phương hướng và hệ thống 7 giải pháp nêu trên để phát triển dịch vụ logistics nhằm giải quyết triệt để được những bất cập trên là tiền đề cơ bản để Bà Rịa - Vũng Tàu khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế kinh tế cảng biển, trở thành một trong những trung tâm dịch vụ logistics của khu vực.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w