Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nơng nghiệp nhưng lại là vùng có các chỉ số sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhất trong cả nước, đặc biệt là trong khâu dự trữ, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. Việc phát triển dịch vụ logistics ở
Đồng bằng sông Cửu Long là hướng chiến lược mới để phát triển tối ưu mạng lưới cung ứng hàng hóa cho vùng đất giàu tiềm năng này.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu hàng đầu ở Đơng Nam Á và thế giới, là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với lợi thế đặc trưng là sản xuất nông nghiệp. Chiếm 12% diện tích tự nhiên và 19,87% dân số cả nước nhưng hàng năm đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp cho cả nước 54% lúa gạo, 57% thủy sản và 70% trái cây nhiệt đới, đồng thời cũng đảm nhận đến 90% gạo và 80% thủy sản xuất khẩu hàng năm . Để đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển, cung ứng và phân phối khối lượng hàng hóa lớn như vậy, hoạt động logistics của đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã có những nỗ lực và đạt được những thành tựu rất quan trọng.
Đến nay q trình phát triển logistics ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long có 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2001-2005. Chủ yếu hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt
là giao nhận vận tải quốc tế theo 2PL. Tuy nhiên, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các cơng ty giao nhận vận tải có quy mơ tồn cầu nước ngoài. Khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận dưới dạng 3PL chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm theo dạng 1PL. Giai đoạn này, do tập quán mua CIF bán FOB, chỉ định hàng, không chỉ định vận tải ngoại thương đã dẫn đến các doanh nghiệp chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Giai đoạn 2006-2010. Thị trường dịch vụ logistics giai đoạn này phát
triển khá mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp hoạt động. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển, có hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu vào đồng bằng sơng Cửu Long được vận chuyển
bằng đường này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (chủ yếu là các doanh nghiệp ở Tp HCM hoặc địa phương khác); phần cịn lại do các cơng ty logistics nước ngoài nắm giữ.
Qua q trình phát triển cịn chưa lâu, nhưng để đáp ứng yêu cầu lưu thơng hàng hóa và phục vụ sản xuất trong vùng, ngành logistics đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra được một số thành quả có tính tiền đề quan trọng như sau:
- Về vận tải: Đồng bằng sơng Cửu Long có hệ thống giao thơng vận tải
khá đa dạng, bao gồm cả đường bộ, đường thủy và đường sơng, trong đó vận tải đường thủy (kể cả thủy nội địa và đường biển) là ưu thế không đâu trong cả nước sánh bằng. Về đường bộ, hiện tại cả vùng có hơn 38.900 km đường bộ, đạt chỉ số mật độ 0,33km/km2, và 0,81km/1.000 dân. Tuyến đường bộ huyết mạch trong vùng là tuyến quốc lộ 1A và các tuyến dọc như tuyến N1 (theo biên giới Việt Nam - Campuchia, từ Long An đến Hà Tiên - Kiên Giang), tuyến N2 (từ Bình Dương tới Kiên Giang). Đường thủy có 2 tuyến chính từ Tp HCM đi Cà Mau dài 332 km và đi Kiên Lương dài 230 km cùng với khoảng 26 cảng lớn nhỏ, trong đó cụm cảng trung tâm thuộc thành phố Cần Thơ với Cảng Cái Cui có quy mơ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Tuy chưa phát triển nhưng nhiều người đã biết đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đạt cấp 4E, có thể tiếp nhận các loại máy bay hạng nặng như Boeing 777-300ER, Boeing 747-400 và tương đương; Cảng hàng không Rạch Giá, theo định hướng đây sẽ là cảng hàng không cấp 3C, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như ATR-72, F 70 và tương đương; Sân bay Cà Mau có thể phục vụ 150 khách vào giờ cao điểm, tương đương với máy bay Airbus 320 hoặc hai máy bay ATR-72 cùng hạ cánh một lúc và Sân bay
Dương Đơng ở đảo Phú Quốc, có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm ngắn như Fokker 70, ATR 72.
Với cơ sở hạ tầng như vậy, ngành vận tải đồng bằng sông Cửu Long đã thỏa mãn nhu cầu vận chuyển với khối lượng hàng hóa khá lớn, chiếm 12,2% cả nước (phần lớn là nông sản) và không ngừng gia tăng. Nếu năm 2001 khối lượng hàng hóa vận chuyển tồn vùng là 31,8 triệu tấn thì năm 2009 con số này là 81,7 triệu tấn (gấp 2,6 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong cả thời kỳ là 12,7%/năm.
- Về kho hàng và công tác bảo quản: Nhu cầu lưu trữ hàng hóa, nhất là hàng nơng sản như trái cây, lúa gạo, thủy sản, nông sản chế biến...) hàng năm của đồng bằng sơng Cửu Long rất lớn, vì vậy nhiều nhà máy chế biến thủy sản có cơng suất lớn đã xúc tiến việc xây dựng kho lạnh. Các kho lạnh này thường có sức chứa khoảng 10.000 tấn/kho nên chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sau 2 năm triển khai xây dựng kho dự trữ lúa gạo (2009 và 2010) công suất của các kho dự trữ được nâng từ 2 triệu tấn trước đây lên 4 triệu tấn hiện nay. Mục tiêu đến năm 2015, các tỉnh ĐBSCL xây dựng thêm 70 hệ thống sấy hiện đại, công suất từ 10 – 30 tấn lúa/giờ, gắn với các trung tâm chế biến gạo xuất khẩu, bảo đảm sấy 4 triệu tấn lúa/năm; cùng với số máy sấy trong dân, bảo đảm sấy 100% lúa đông xuân và 80% lượng lúa hè thu, thu đông hàng năm
- Về hệ thống phân phối lưu thơng hàng hóa: Hiện vùng Đồng Bằng
Sơng Cửu Long có một hệ thống chợ, nhà bán lẻ gồm các siêu thị, trung tâm thương mại tương đối hồn chỉnh. Tồn vùng hiện có 17 siêu thị của các thương hiệu nổi tiếng đang có ở Việt Nam như: Metro, Co.op Mart, Maximark, Vinatex, Citimart, với quy mơ loại 1, 2, trong đó siêu thị Metro Cần Thơ có quy mơ lớn nhất . Với sự xuất hiện của hệ thống siêu thị cộng với hơn 2000 chợ lớn nhỏ, trong đó có 13 chợ đầu mối, đã trở thành nơi phân
phối hàng hóa tiêu dùng, vật tư sản xuất và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Theo số liệu thống kê của ngành thương mại, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của đồng bằng sơng Cửu Long tăng bình qn hàng năm 12,3%, cao hơn mức bình quân của cả nước khoảng 1,3%, chiếm khoảng 17%-18% thị phần của cả nước.