Kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics cảng biển ở Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 54 - 56)

phố Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng hiện là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (cảng loại I) của Việt Nam nằm trong nhóm cảng Trung Trung Bộ Việt Nam, song đang được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành một cảng cửa ngõ quốc tế (cảng loại IA) trong tương lai.

Đà Nẵng nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đầu mối giao lưu Bắc – Nam, cửa ngõ phía Đơng của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), nối thế giới với Việt Nam, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar. Từ nhiều năm nay, thành phố đã tập trung phát triển kinh tế biển, trong đó đặc biệt chú trọng đến logistics (dịch vụ giao nhận, kho bãi, bốc xếp, vận tải, đóng gói hàng hóa, đại lý hàng, đại lý tàu, xuất nhập khẩu, khai báo hải quan...) tại Cảng Đà Nẵng. Đây là cảng tổng hợp, container, du lịch quốc tế trọng điểm ở khu vực miền Trung, đồng thời thực hiện tiếp chuyển hàng quá cảnh của một số vùng thuộc các nước Lào, Thái Lan hay Myanmar, đặc biệt ở Đông Bắc Thái Lan, nếu xuất khẩu đến vùng Đông Bắc Á thông qua các cảng ở

Bangkok (Thái Lan) phải vận chuyển qua đoạn đường dài hơn 1.000km, trong khi vận chuyển về Cảng Đà Nẵng chỉ mất gần 600km. Hiện Cảng Đà Nẵng có hai khu vực chính: Khu cảng biển Tiên Sa và khu cảng Sông Hàn với 1.493 mét cầu tàu, khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 45.000 DWT, tàu container đến 2.000 teus và tàu khách đến 75.000 GRT. Năm năm qua, tốc độ tăng trưởng của cảng Đà Nẵng tăng bình quân 20%/năm. Năm 2011, hàng container qua cảng Đà Nẵng đạt 114.400 Teus, tăng 28% so với năm 2010. 5 tháng đầu năm 2012, có hơn 1,84 triệu tấn hàng hóa thơng qua cảng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng container đạt 55.650 Teus, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại có 10 hãng tàu container có tàu đến cảng Đà Nẵng, trung bình 12 chuyến/tuần, tăng 50% so với năm 2009. Các hãng tàu lớn có mặt tại Đà nẵng như: Wanhai, IAL, Samudera, Yang Ming, CMA-CGM, MCC, PIL, OOCL, MOL, Hanjin, K’Line... Bên cạnh đó, với lợi thế cảng nước sâu và là trung tâm của các di sản văn hóa thế giới tại miền Trung cùng với việc chăm sóc, đón tiếp tàu và khách du lịch chu đáo, an toàn, Cảng đã thu hút nhiều tàu khách du lịch trong và ngoài nước. Hàng năm, Cảng Đà Nẵng còn đầu tư hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để đổi mới thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ và an toàn hàng hải nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Về phía Thành phố Đà Nẵng: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế như: dệt may, giày da, đồ chơi trẻ em, chế biến gỗ, thủy sản... Đồng thời, chú trọng thu hút nguồn hàng từ các vùng và các nước lân cận như: Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây, Nam Lào, Đông bắc Thái Lan...; xây dựng các tuyến đường cao tốc nối Đà Nẵng với Quảng Trị, Quảng Ngãi, nâng cấp tuyến đường 14E từ Đà Nẵng đến cửa khẩu Đắc Ốc; hình thành trung tâm dịch vụ Logistics tập trung, lớn về quy mô, đảm bảo sự kết nối giữa các cụm trong

tổng thể dịch vụ. Thiết lập chính sách ưu tiên cho các tuyến vận tải kết nối Đà Nẵng và các khu cơng nghiệp vùng lân cận; có chính sách dài hạn trong việc đào tạo, hỗ trợ và thu hút nhân lực phục vụ ngành Logistics có chất lượng cao, có chính sách ưu đãi về quy hoạch đất, về thuế cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.

Đà Nẵng đã hình thành nhiều doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics vận tải (đường bộ, đường sắt, hàng không), môi giới thuê tàu biển, giao nhận, kho bãi...

Tuy nhiên, Logistics Đà Nẵng khơng nằm ngồi mặt bằng chung của logistics Việt Nam, với giá thành dịch vụ còn quá cao so với thế giới. Giá cước cao nên lượng hàng hóa thơng qua dịch vụ logistics cịn khiêm tốn. Do vậy, dù có nhiều tiềm năng nhưng dịch vụ logistics ở Đà Nẵng mới chỉ được khai thác cầm chừng. Thực tế, một lượng hàng hóa nơng sản từ Tây Nguyên đi thẳng về cảng Quy Nhơn vì tính thuận tiện ở nhiều phương diện. Bên cạnh đó, một số cảng lân cận đang trong giai đoạn phát triển như Dung Quất, Vân Phong mang tầm quốc tế sẽ còn cạnh tranh hơn nữa với Đà Nẵng. Hiện Đà Nẵng có khoảng 40 doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực logistics, nhưng chưa liên kết với nhau, thậm chí cịn cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến việc mạnh ai nấy làm. Với vai trị là một đầu mối giao thơng quan trọng của vùng, Đà Nẵng tập trung phát triển hoạt động dịch vụ logistics không chỉ đáp ứng nhu cầu của thành phố mà còn cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Dịch vụ logistics cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w