Tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 36 - 38)

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du, và được coi là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội của khu vực miền núi phía Bắc. Tỉnh có trên 30 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 40% dân số. Mặc dù tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số chiểm tỷ lệ không lớn trong tổng số lao động của tỉnh (khoảng 25%), nhưng tỷ lệ lao động thất nghiệp là đồng bào dân tộc thiểu số lại chiếm một tỷ lệ rất cao, tạo nên sức ép về việc làm và phát triển kinh tế-xã hội. Để giải quyết vấn đề việc làm nói chung và vấn đề việc làm cho lao động dân tộc thiểu số nói riêng, Thái Nguyên đã thực hiện một số biện pháp mang lại hiệu quả tích cực mà Cao Bằng có thể tham khảo và học tập. Cụ thể:

1.3.2.1. Thái nguyên phát triển các tiểu vùng kinh tế theo hướng phù hợp với vị trí, đặc điểm, thế mạnh của từng vùng

Vùng núi cao (gồm huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ và Phú Lương): ưu

tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các ngành nghề ở nông thôn; phát triển mạnh cây công nghiệp (đặc biệt là cây chè), cây ăn quả, chăn nuôi đàn gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao; phát triển lâm nghiệp và công nghiệp chế biến lâm thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác vật liệu xây dựng.

Vùng núi thấp, đồi cao (gồm Huyện Đồng Hỷ, Nam huyện Phú Lương

và Nam huyện Đại Từ): Củng cố, nâng cấp, hồn thiện từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thôn; phát triển các loại cây trồng như: rau thực phẩm, chè và các loại cây ăn quả cung cấp nguyên vật liệu cho các khu đô thị, khu dân cư và công nghiệp chế biến; phát triển mạnh chăn nuôi đàn gia súc và chăn nuôi lợn; Khai thác đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ, đẩy mạnh trồng rừng phục vụ cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo; đẩy mạnh phát triển mơ hình kinh tế trang trại; Phát triển loại hình du lịch làng, bản và du lịch sinh thái.

Vùng đồi gò và vùng trung tâm (gồm huyện Phú Bình, Phổ n, thị xã

Sơng Cơng, thành phố Thái Nguyên và một số xã huyện Đồng Hỷ, Phú Lương): tiếp tục đầu tư, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống giao thơng, cơng trình thủy lợi, hệ thống trạm, trại kỹ thuật nông, lâm nghiệp; hình thành các khu cơng nghiệp tập trung dọc Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B; Phát triển ngành du lịch đặc biệt là du lịch hồ Núi Cốc; phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, các khu văn hóa thể thao; xây dựng một số vùng rau an toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của nhân dân và ngành công nghiệp chế biến.

1.3.2.2. Thái nguyên phát triển ngành nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với cơng nghiệp chế biến

Thái ngun hình thành các nơng, lâm trường đưa người dân tộc thiểu số vào quỹ đạo sản xuất quốc doanh của các nông, lâm trường dưới nhiều hình

thức. Hàng vạn lao động các dân tộc thiếu số tại chỗ đã được thu hút vào các hoạt động trồng và chăm sóc rừng, cây cơng nghiệp trong các nơng, lâm trường dưới hình thức làm th, hợp đồng theo mùa vụ, làm cơng nhân chính thức của nơng, lâm trường. Biện pháp này đã giúp người lao động dân tộc thiểu số bước đầu làm quen với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cơng nghiệp (cọ, chè). Người lao động dân tộc thiểu số không chỉ sản xuất tự cung, tự cấp mà sản xuất hàng hóa ra để bán. Hình thành điểm dịch vụ hàng hóa, cung cấp vật tư, phân bón, các nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất và đời sống. Điều đó đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số Thái Nguyên theo hướng tiến bộ.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w