2.1.3.1. Đặc điểm dân tộc
Cao Bằng là tỉnh có tỷ lệ dân tộc thiểu số đông nhất cả nước. Dân tộc ít người tỉnh Cao Bằng chiếm trên 95% dân số (tính theo cả nước), với 8 dân tộc chủ yếu. Nhưng tính trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì số lượng dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số, còn dân tộc Kinh lại chiếm thiểu số.
Bảng 2.1: Số lượng và cơ cấu dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng năm 2010
Thành phần dân tộc Số lượng( người) Tỷ lệ so với dân số tỉnh(%)
Tổng số 513.108 100,00 Tày 210.580 41,04 Nùng 161.880 31,55 Mông 53.210 10,37 Dao 52.800 10,29 Kinh 25.810 5,03 Sán chỉ 5.644 1,10 Lô lô 2.463 0,48 Các DTTS khác còn lại 718 0,14
Nguồn: Ban dân tộc tỉnh và các ngành ước tính.
Trong tổng số lao động đến năm 2010, dân tộc Tày chiếm 41,04%; dân tộc Nùng chiếm 31,55%; dân tộc Dao chiếm 10,2%; dân tộc Mông chiếm 10,37%; dân tộc Kinh chiếm 5,03%; dân tộc Sán Chỉ chiếm 1,1,%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,48%; các dân tộc khác chiếm 0,14%.
2.1.3.2. Về nguồn lao động
Quy mô dân số của tỉnh Cao Bằng không ngừng tăng lên vế số lượng: Năm 2001: 497.529 người; Năm 2003: 500.240 người; Năm 2005: 501.625 người; Năm 2008: 510.151 người. Tốc độ tăng trưởng trung bình dân số giai đoạn 2001-2005 là 0,2%, giai đoạn 2006-2010 là 0,3%. Năm 2010, dân số tỉnh Cao Bằng là 513.108 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 324.028 người chiếm 63,15%.
Như vậy, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh nhà, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Lao động trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh cũng tăng nhanh về số lượng. Năm 2001 là 263.006 người, đến năm 2003 là 271.222 người, năm 2009 là 325.130 người.
Tỷ lệ sinh thô của dân số năm 2008 là 18,2% và năm 2009 là 18,1%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,06%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 và năm 2009 đều là 1,07%.
Cơ cấu dân cư trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên vẫn có khả năng lao động trên địa bàn tỉnh là 319.113 người (2010).
- Theo nhóm tuổi: Lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 11,32%; nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 9,55%; tiếp đến là các nhóm 25-29 tuổi chiếm 8,22%; nhóm tuổi 30-34 tuổi chiếm 7,69% và thấp nhất là nhóm 55-59 tuổi chiếm 2,83%. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nhóm trẻ tuổi (15-24 tuổi và 25-34 tuổi) chiểm tỷ trọng cao. Điều đó cho thấy lực lượng lao động của tỉnh Cao Bằng thuộc mơ hình lao động trẻ (số liệu năm 2010).
- Theo khu vực: Qua điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 01/4/2010 suy rộng thì cơ cấu dân cư theo nhóm tuổi từ 15-60 tuổi phân bố ở thành thị là 66.814 người (13,02%); nông thôn là 308.078 người (76,98%). Đối với khu vực thành thị tỷ lệ dân cư khơng có sự chênh lệch lớn, các nhóm từ 15-49 tuổi duy trì ở mức từ 6-9%; đối với khu vực nơng thơn nhóm dân cư ở độ tuổi từ 15-19 tuổi là 49.461 người (11,7%); nhóm từ 20-24 tuổi là 9,79%; nhóm 25-29 tuổi là 8,09%; nhóm có tỷ lệ thấp nhất là từ 55-59 tuổi 2,71%. Như vậy, lực lượng lao động ở nhóm từ 15-29 tuổi ở nơng thơn là khá nhiều, theo thống kê hàng năm của tỉnh thì lực lượng lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn những năm gần đây chưa được cải thiện đáng kể, nhu cầu tìm việc làm có xu hướng tăng.
Đây là một tín hiệu tốt của việc tăng cung lao động cho tỉnh trong những năm tiếp theo, nhưng cũng tạo ra gánh nặng về việc làm cho các các cơ quan chức năng trong tỉnh.
Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu hoạt động trong ngành nông-lâm nghiệp; cơ cấu lao động ngành nông-lâm nghiệp chiếm tới 80,4% trong tổng cơ cấu lao động của tỉnh, trong khi đó nhóm ngành cơng nghiệp-xây dựng chiếm 7,66% và dịch vụ chiếm 11,5%.
Do đặc thù là tỉnh thuần nông, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ phát triển còn chậm, nên đến nay trên địa bàn tỉnh các khu công
nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động, do vậy chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra còn chậm, số lao động làm thuê chiếm tỷ lệ còn thấp.
2.1.3.3. Về thu nhập và đời sống
Đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng hết sức khó khăn về cả vật chất và tinh thần. Do sản xuất thấp kém, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 605 USD, thấp hơn rất nhiều so với trung bình cả nước. Tính theo chuẩn mới của Chính phủ về hộ nghèo, Cao Bằng năm 2010 cịn 29.220 hộ (23,96%).
Cao Bằng là tỉnh có thu ngân sách trên địa bàn rất nhỏ, số bổ sung từ ngân sách Trung Ương rất lớn (xấp xỉ 90%) và mức huy động vốn đầu tư trong tỉnh cịn thấp.
Vì đời sống kinh tế cịn khó khăn, nên đời sống văn hóa tinh thần cịn thấp. Các xã vùng cao khơng có điện, nước, khơng có vơ tuyến, phim ảnh, sách báo. Vì thế các tệ nạn xã hội có điều kiện phát sinh như: cúng bái, mê tín dị đoan, cờ bạc, nghiện hút, sinh đẻ vơ kế hoạch vì thế khiến dân số tăng nhanh.
2.1.3.4. Về phong tục tập quán truyền thống
Với hơn 95% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 8 dân tộc chính: Tày - Nùng - Mơng - Dao - Kinh - Lô Lô - Sán chỉ - Hoa,… mỗi dân tộc đều mang một sắc thái văn hóa riêng biệt, Cao Bằng là một trong những tỉnh óc giá trị văn hóa truyền thống đa sắc tộc đặc sắc vào bậc nhất của cả nước. Đến nay, Cao Bằng vẫn giữ gìn và bảo tồn được nhiều phong tục, tập quán, lễ hội văn hóa đặc sắc.
Mỗi dân tộc có lịch sử phát triển riêng, có những hoạt động văn hóa đặc thù, những phong tục tập quán riêng biệt tạo nên bức tranh phong phú về văn hóa dân tộc. Kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc Cao Bằng đa dạng và phong phú. Với các làng nghề truyền thống nổi tiếng: Nghề rèn Phúc Sen, Nghề dệt thổ cẩm ở Hòa An, Hà Quảng,…; Những làn điệu dân
ca ngọt ngào như hát then, hát si, hát lượn,… làm say đắm lòng người; Các lễ hội truyền thống như Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Nàng hai, Lễ hội lồng tồng, hội Thanh minh,… thu hút nhiều du khách trên mọi miền Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cao Bằng trở thành chiếc nôi cách mạng, tạo ra những bước ngoặt cho lịch sử đất nước. Những địa danh như: hang Pác Bó, khu rừng Trần Hưng Đạo, Lam Sơn, Đơng Khê,… đi vào trang sử hào hùng của dân tộc và cũng trở thành nhân tố văn hóa góp phần làm nên giá trị văn hóa đặc sắc của Cao Bằng.
Ngành văn hóa thơng tin và du lịch đã tiến hành, điều tra, khảo sát thống kê 226 điểm di tích và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tồn tỉnh, trong đó có 26 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (18 di tích lịch sử cách mạng; 5 di tích lịch sử văn hóa; 3 di tích danh lam thắng cảnh); 45 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đây là một trong những ưu thế thuận lợi để Cao Bằng phát triển ngành du lịch - dịch vụ, góp phần tạo nhiều việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và lao động trong tỉnh nói chung.