1 Tổng số lao động đang làm
2.3.3. Chất lượng và cơ cấu ngành nghề của lao động
Nhìn tổng qt, Cao Bằng có chất lượng lao động thấp, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số. Mặt khác, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế chưa hợp lý (Ngành Nông- Lâm nghiệp: chiếm 80,4% lao động, Ngành Công nghiệp, Dịch vụ chiếm 19,6% lao động) đã gây khơng ít khó khăn cho q trình phân cơng lao động, giải quyết việc làm, nhất là khu vực nông thơn cịn rất nhiều khó khăn, số người có nhu cầu giải quyết việc làm khá lớn, lại chưa qua đào tạo.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Cao Bằng đến thời điểm năm 2010 vẫn thấp hơn mức trung bình cả nước và tương đương với mức trung bình của các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc. Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ khơng biết chữ đến tốt nghiệp THCS khá cao (khoảng 85,5%)
đây là một lực lượng lao động có trình độ học vấn thấp, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao.
Bảng 2.9: Trình độ chun mơn nguồn nhân lực Cao Bằng
Đơn vị:%
Tồn
quốc miền núi phía BắcVùng trung du BằngCao
Tỷ trọng dân số có bằng sơ cấp 2,6 2,4 2,6
Tỷ trọng dân số có bằng trung cấp 4,7 6,4 8,5
Tỷ trọng dân số có bằng Cao Đẳng 1,6 1,8 1,6
Tỷ trọng dân số có bằng Đại học trở lên 4,4 2,8 2,7
Nguồn: Sở thống kê Cao Bằng năm 2009.
Theo số liệu thống kê năm 2010:
+ Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo: 236144 người (74%) + Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: 82969 người (26%)
+ Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học và trên Đại học: 9240 người (2,9%) + Tỷ lệ lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và cao đẳng: 26078 người (8,17%)
+ Tỷ lệ lao động là công nhân kỹ thuật: 8255 người (2,58%)
+ Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp và tương đương: 7999 người (2,51%) Những số liệu trên đây phản ánh trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động Cao Bằng còn ở mức quá thấp, mặt khác cơ cấu bên trong ngành nghề và bậc đại học người lao động qua đào tạo cịn có sự bất hợp lý đối với nhu cầu sử dụng. Lao động là cơng nhân kỹ thuật cịn chiếm tỷ lệ nhỏ trong số lao động được đào tạo, tập trung ở một số ngành nghề thông dụng. Đặc biệt ở một số lĩnh vực cần thiết đòi hỏi kỹ thuật lao động và năng lực tổ chức thực hiện, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lại rất hạn chế, ví dụ như một số ngành nghề cần thiết như: khai khoáng, kỹ thuật chế biến nông - lâm sản, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi vẫn chưa được đáp ứng trong thời kỳ mới. Hơn nữa,
đội ngũ chuyên môn kỹ thuật bậc cao đáp ứng u cầu cơng nghệ mới cịn quá thiếu,… số cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số rất ít.
Vẫn còn một bộ phận lớn cán bộ, đồng bào nặng tư tưởng bảo thủ, quen tập quán canh tác giản đơn, ngại ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cịn tồn tại tâm lý tiểu nơng, tính tự giác trong lao động kém, ý thức kỷ luật còn hạn chế, mang tính tự cấp, tự túc trong hoạt động sản xuất dẫn tới kinh tế manh múm, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng yếu kém. Người lao động chưa thực sự thích nghi với mơi trường điều kiện làm việc mới, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm chạp, chủ yếu là lao động giản đơn, tư liệu sản xuất lạc hậu, thủ cơng nên tính chun mơn, chun nghiệp hóa của người lao động thấp kém. Từ đó gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vấn đề đặt ra là Cao Bằng cần đa dạng hóa cơ cấu các ngành nghề, hướng tới các ngành nghề thủ cơng truyền thống, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa duy trì, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh; Mặt khác, tỉnh cũng cần nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho các lao động thiểu số để số lao động này nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của về năng lực chun mơn, kỹ thuật, sớm tự tìm kiếm được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp là do thiếu thốn về các điều kiện chăm sóc sức khỏe. Theo số liệu của sở LĐ TB &XH so với năm 2008, năm 2009 Cơ sở khám chữa bệnh (304 cơ sở) như phịng khám, trạm y tế xã phường khơng hề tăng lên về số lượng. Trong khi đó, dân số năm 2009 lại khơng ngừng tăng lên so với năm 2008 từ 510151 người lên 512669 người. Chưa kể đến sự thiếu thốn về vật chất cơ sở kỹ thuật trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngồi ra, tỉnh cịn khó khăn, thiếu thốn về cán bộ ngành y cũng như cán bộ ngành dược. Số cán
bộ tăng không đáng kể trong 2 năm gần nhất như cán bộ ngành y tăng người (tương đương 2,34%), cán bộ ngành dược tăng người (tương đương 1,80%), chưa tương xứng mới mức gia tăng dân số hàng năm của tỉnh là 10,7%. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ y tế ở các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa. Khiến cho tỷ lệ chết thơ của dân số của tỉnh cịn ở mức cao 7,5%. Điều này dẫn tới chất lượng nguồn lao động ở tỉnh cịn ở tình trạng thấp kém, đặc biệt là về thể lực, gây khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm.
Do đó, một vấn đề nữa cần đặt ra là phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe để chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện, từ đó tăng khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động.
2.3.3. Vấn đề khan hiếm việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp
Vấn đề khan hiếm việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp đã và đang là vấn đề nan giải ở Cao Bằng. Đặc biệt là với lao động thiểu số. Theo kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số tại thời điểm ngày 1/4/2009, tồn tỉnh có số người thất nghiệp là 3450 người. Con số này so với toàn quốc là 1316574 người và Vùng trung du miền núi phía Bắc là 86122 người thì Cao Bằng vẫn có số lượng người thất nghiệp cao.
Xét tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nơng thơn của tỉnh, thì tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị (3,98%) cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn (0,63%). Khu vực nông thôn thu hút giải quyết việc làm tại chỗ cho một lực lượng lao động nhất định song giá trị gia tăng sau quá trình lao động lại thấp, cơng việc mang tính thời vụ cao, thu nhập chưa ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu như đều có quy mơ nhỏ, năng lực cạnh tranh u, mức tiền cơng thấp. Do đó, việc thu hút việc làm ở khu vực thành thị còn chưa lớn.
Vấn đề đặt ra là cần phải tăng khả năng tạo thêm nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh, đặc biệt là lao động dân tộc thiểu số. Bởi đại bộ phận dân tộc thiểu số ở Cao Bằng thường tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, làm nông
nghiệp là chính, giá trị gia tăng qua q trình lao động cịn thấp, khả năng tìm kiếm việc làm là rất ít bởi cịn hạn chế về trình độ. Vì vậy, cần có sự di chuyển giữa các ngành, các khu vực kinh tế làm cho sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và vùng kinh tế của Cao Bằng diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nhằm tạo điều kiện để các lao động thiểu số có thêm nhiều việc làm.
Kết luận chương 2
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở chương 1, chương 2 đã trình bày chi tiết về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Cao Bằng trong thời gian từ 2006 - 2011. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Cao Bằng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Trong đó, việc Cao Bằng có tới 90% dân số là dân tộc thiểu số (tính theo cả nước) là một yếu tố làm cho việc giải quyết việc làm cho số dân đến tuổi lao động gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trong những năm vừa qua, tỉnh Cao Bằng ln đề cao vai trị của cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội và công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Tỉnh luôn coi việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động thiểu số là cơ sở để thực hiện thành công sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cơng tác dân tộc nói riêng. Vì vậy, trong giai đoạn từ 2006 - 2011, Tỉnh rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho số lao động này. Thông qua các hoạt động do sở Lao động thương binh và xã hội tổ chức như hội chợ việc làm, phiên chợ việc làm, đồng thời qua các quỹ vay vốn được hỗ trợ, số lượng lao động là dân tộc thiểu số cơ hội việc làm không ngừng tăng lên về số lượng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém, đặc biệt là về kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, điện, liên lạc nên việc các hoạt động này muốn tiếp cận sâu, rộng đến các đối tượng là lao động thiểu số cịn nhiều khó khăn nên kết quả đạt được chưa mang tính hiệu quả cao. Mặt khác,
trình độ tay nghề chun mơn của số lao động thiểu số còn thấp, lại bị hạn chế bởi trình độ nhận thức (ảnh hưởng xấu của các phong tục tập quán lạc hậu, lối tư duy cổ hủ, lạc hậu) nên số lao động này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được việc làm phù hợp với trình độ và năng lực của bản thân. Vì vậy, từ những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của việc giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Cao Bằng có rất nhiều vấn đề cần đặt ra để trong những năm tới Cao Bằng sẽ tạo được nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động dân tộc thiểu số, như vấn đề về nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề của tỉnh, vấn đề đa dạng hóa cơ cấu các ngành nghề hay vấn đề thất nghiệp và bán thất nghiệp. Để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, chương 3 xin trình bày một số phương hướng và giải pháp cơ bản như sau:
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC