Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 38 - 41)

1.3.3.1. Bài học kinh nghiệm về quản lý, chỉ đạo

- Đảng, Nhà nước có những chủ trương, chính sách, chương trình đúng đắn, kịp thời và phù hợp với tình hình thực tiễn của vùng dân tộc miền núi. Có sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. Phân công lãnh đạo để chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi trong suốt quá trình thực hiện giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số nói riêng, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Cơ quan được phân cơng thường trực từng nội dung chương trình, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện tại cơ sở.

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp kết hợp tổ chức thực hiện thống nhất và đồng bộ. Đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong việc điều hành, quản lý và chuyển được hình thức tạo việc làm đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có người đến độ tuổi lao động và thường xuyên thu thập trao đổi thông tin, kinh nghiệm thông qua chế độ báo cáo định kỳ, trực báo của Ban chỉ đạo tỉnh.

1.3.3.2. Bài học kinh nghiệm về tổ chức thực hiện

- Thực hiện các nhiệm vụ của nội dung giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số phải kết hợp và lồng ghép có hiệu quả các chương trình

phát triển kinh tế - xã hội (chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 134, chương trình 135, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình phát triển kinh tế trang trại, chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu,…) trên từng địa bàn huyện, xã, thôn, bản vùng dân tộc, miền núi; Từ kinh nghiệm các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy sự thành công là phải dựa trên cơ sở thực tiễn về nhu cầu và trình độ của lao động dân tộc thiểu số, có sự xem xét và định hướng của chính quyền sở tại, phát huy quyền dân chủ cơ sở sẽ tạo thuận lợi trong quản lý điều hành, tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, các dự án.

- Q trình thực hiện nội dung giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc bố trí, sắp xếp dân cư phải xen, ghép các hộ người Kinh với các hộ dân tộc thiểu số để có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau, để có điều kiện tác động lan toả và chuyển giao kinh nghiệm cho nhau trong lao động, sản xuất, sinh hoạt,... cùng giúp đỡ nhau vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan trong thực hiện nội dung, chương trình là khâu then chốt cho sự thành cơng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm trên từng địa bàn. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, thiếu sót trong thực hiện chương trình. Tạo thuận lợi cho nhiệm vụ chỉ đạo chương trình và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi thống nhất và hiệu quả.

- Hàng năm phải tổ chức thực hiện hội nghị sơ kết đánh giá, đúc rút kinh nghiệm quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. Kịp thời khen thưởng để động viên những nhân tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu kém tồn tại để tổ chức thực hiện nội dung này tốt hơn trong những năm sau.

Kết luận chương 1

Từ các khái niệm việc làm, giải quyết việc làm, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ta rút ra được nội dung của giải quyết việc làm, đồng thời thấy được ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. Đây là một vấn đề thuộc về chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nói chung và lao động dân tộc thiếu số nói riêng cần đến sự tham gia của các tổ chức Đảng, Nhà nước, các nhà doanh nghiệp và toàn xã hội. Nếu giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động dân tộc thiểu số khơng những có ý nghĩa về mặt phát triển đời sống kinh tế, chính trị, xã hội mà cịn có ý nghĩa cả về mặt an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số lại bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố như nhân tố về điều kiện tự nhiên, xã hội; nhân tố về chính sách; nhân tố về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhân tố về phong tục tập quán;… Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số là một vấn đề rất phức tạp, không thể giải quyết ngay trong một thời gian ngắn và cần có sự tham gia của tất cả các tổ chức trong xã hội cũng như sự chủ động, sáng tạo của người lao động. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chủ trương chính sách về vấn đề dân tộc và việc làm, trong đó có rất nhiều chính sách đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. Cao Bằng là một tỉnh miền núi với số đồng bào dân tộc thiểu số tập trung đơng vì vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Cao Bằng cũng rất coi trọng vấn đề dân tộc và những vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động dân tộc dân tộc thiểu số. Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho số lao động này ở một số tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, tỉnh Cao Bằng có thể tiếp thu những kinh nghiệp đó và rút ra bài học cho địa phương mình để có thể giải quyết tốt vấn đề này. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động thiểu số ở chương 1 sẽ là tiền đề để chương 2 trình bày chi tiết về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Cao Bằng trong thời gian qua.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG

TỪ NĂM 2006 - 2011

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - chính trị, văn hóa - xahội của Cao Bằng ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động các hội của Cao Bằng ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w