2.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, cao nguyên biên giới thuộc vùng Đông Bắc Tổ quốc.
Tỉnh Cao Bằng phía Bắc và Đơng giáp tỉnh Quảng Tây - Trung quốc, phía Tây giáp Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Tuy nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của Bắc Bộ nhưng Cao Bằng là một trong những tỉnh địa đầu án ngữ biên giới phía Bắc của Tổ quốc với đường biên giới dài 311 km. Cao Bằng có ba cửa khẩu lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế (Hùng Quốc - Trà Lĩnh; Sóc Giang - Hà Quảng; Tà Lùng - Phục Hịa), trong đó quan trọng nhất là cửa khẩu Tà Lùng - Phục Hòa, cửa khẩu quốc gia tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với nước ngồi góp phần thuc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
Cao Bằng có thể giao lưu với các tỉnh đồng bằng qua quốc lộ 3 (đi qua Bắc Cạn) và quốc lộ 4 (đi qua Lạng Sơn). Với vị trí địa lý như trên, Cao Bằng có khả năng phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng giao lưu với các vùng miền trong nước và nước ngồi, gắn tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do địa hình núi non phức tạp, nhiều đèo, nhiều suối, đường sá chất lượng chưa cao nên việc tạo ra các mối liên hệ quy mô lớn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hơn nữa hiện nay việc giao lưu chỉ được thực hiện duy nhất
bằng đường bộ. Điều đó ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Cao Bằng.
2.1.1.2. Cấu tạo địa hình và khí hậu
Diện tích tự nhiên của Cao Bằng là 6.690,72 km , chiếm 2,12% diện tích cả nước. Địa hình cao ngun đá vơi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300m so với mặt nước biển. Có những dãy núi cao hình cánh cung tạo địa hình hiểm trở, phân cắt các con sơng và núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 miền rõ rệt: miền Đơng có nhiều núi đá, miền Tây núi đất xen núi đá, miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Kiểu địa hình trên đã gây nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Đồng thời tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: khí hậu ở Cao Bằng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng và ẩm; mùa khơ hanh và lạnh. Vùng núi đá càng cao, nhiệt độ càng thấp hơn vùng núi thấp; tạo chất đất thích hợp với những cây trồng, vật nuôi đặc trưng mà các vùng khác khơng thể có được. Như vùng thuốc lá ở Bắc Hòa An - Nam Hà Quảng - Trùng Khánh - Thơng Nơng - Trà Lĩnh; vùng mía tại Phục Hịa - Quảng Uyên - Thạch An cung cấp trên 150 ngàn tấn mía nguyên liệu cho nhà máy đường Phục Hịa và vùng trồng mía xuất khẩu 420 ha ở Hạ Lang mỗi năm bán trên 3 ngàn tấn mía cây sang Trung Quốc; Vùng lạc ở các vùng núi cao như Lục Khu (Hà Quảng), vùng cao Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh hàng năm cung cấp 500 tấn lạc giống cho vụ xuân các tỉnh Bắc Trung Bộ; Vùng trúc tại Nguyên Bình, Bảo Lạc cung cấp cho thị trường hàng năm 4,5 triệu cây trúc; vùng hồi tại Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Bảo Lâm hàng năm cung cấp cho thị trường trên 2 ngàn tấn hoa hồi.
Ngồi ra cịn có các sản phẩm chăn nuôi như: Cá hồi, cá tầm ở vùng lạnh Phia Đén, thịt bị Mơng đã bắt đầu xuất hiện ở các siêu thị ở Hà Nội.