Tình hình thu hút lao động thiểu sớ trong các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 50 - 55)

Theo số liệu tính tốn trên kết quả điều tra lao động việc làm, tổng điều tra dân số 1999, 2009 niên giám thống kê thì hiện trạng lao động - việc làm của tỉnh Cao Bằng như sau:

- Tổng số lao động trong độ tuổi: 293.569 người, chiếm 57,21% tổng dân số tồn tỉnh, trong đó:

+ Khu vực thành thị: 53.965 người (chiếm 18,38%) + Khu vực nông thôn: 239.604 người (chiếm 81,62%)

- Tổng số lao động tham gia làm việc trong nền kinh tế quốc dân: 319.113 người, trong đó lao động dân tộc thiểu số là 83224 người và được phân bố như sau:

+ Ngành Nông- Lâm nghiệp: 256.516 người, chiếm 80,4% (năm 2005 là 83,13%) ; Lao động DTTS là 66899 người.

+ Ngành Công nghiệp- Xây dựng: 21.014 người, chiếm 6,5% (năm 2005 là 7,66%); Lao động DTTS là 5480 người.

+ Ngành dịch vụ: 41.583 người, chiếm 13% (năm 2005 là 11,5%); Lao động DTTS là 10844 người.

Do đặc thù là tỉnh thuần nông, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - dịch vụ phát triển còn chậm, đến nay trên địa bàn tỉnh các khu công nghiệp, khu kinh tế và các cụm công nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư để giải quyết việc làm cho lao động, do vậy chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra còn chậm, số lao động có trình độ cao cịn ít, số lao động làm thuê chiếm tỷ lệ còn thấp, lao động tự làm chiếm khá cao trong nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế.

Mặt khác, Lực lượng lao động nói chung và lực lượng lao động dân tộc thiểu số nói riêng qua đào tạo của tỉnh hiện nay còn thấp, đặc biệt là lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, ngành dịch vụ lực lượng lao động qua đào tạo tuy có cao hơn (83,08%) nhưng chủ yếu là số cán bộ công chức, viên chức, cán bộ quản lý nhà nước chiếm phần lớn, nhóm lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh có trình độ cao được đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5%. Cụ thể:

Bảng 2.2: Lực lượng lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2001-2010

Chỉ tiêu 2001 2005 2010

Số người % Số người % Số người %

Tổng số 263.066 100,00 291.880 100,00 319.113 100,00

Chưa biết chữ 29.459 17,10 48.430 16,30 51.058 16,00 Chưa tốt nghiệp tiểu học 39.512 24,25 41.012 24,15 75.055 23,52 Tốt nghiệp tiểu học 71.890 21,05 67.619 21,10 67.014 21,00 Tốt nghiệp THCS 70.386 23,75 76.537 24,30 79.427 24,89 Tốt nghiệp THPT 51.818 13,85 58.282 14,15 46.559 14,59

A. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 222.498 100,00 235.909 100,00 256.516 100,00

Chưa biết chữ 28.368 12,75 47.842 20,28 32.654 12,73 Chưa tốt nghiệp tiểu học 38.181 17,16 39.680 16,82 44.018 17,16 Tốt nghiệp tiểu học 67.039 30,13 62.492 26,49 77.288 30,13 Tốt nghiệp THCS 57.538 25,86 58.128 24,64 66.335 25,86 Tốt nghiệp THPT 31.372 14,10 27.766 11,77 36.220 14,12

B. Công nghiệp và xây dựng 10.673 100,00 22.369 100,00 21.014 100,00

Chưa biết chữ 287 2,69 235 1,05 565 2,69

Chưa tốt nghiệp tiểu học 350 3,28 532 2,38 689 3,28 Tốt nghiệp tiểu học 1.276 11,96 2.049 9,16 2.513 11,96 Tốt nghiệp THCS 3.380 31,67 7.357 32,89 6.655 31,67 Tốt nghiệp THPT 5.379 50,40 12.196 54,52 10.591 50,40

C. Dịch vụ 29.895 100,00 33.602 100,00 41.583 100,00

Chưa biết chữ 804 2,69 353 1,05 1.119 2,69

Chưa tốt nghiệp tiểu học 981 3,28 800 2,38 1.364 3,28 Tốt nghiệp tiểu học 3.575 11,96 3.078 9,16 3.310 7,96 Tốt nghiệp THCS 9.468 31,67 11.052 32,89 13.169 31,67 Tốt nghiệp THPT 15.067 50,40 18.320 54,52 22.621 54,4

Nguồn: Số liệu tính tốn theo cơ cấu kết quả điều tra lao động việc làm 2001 kết quả tổng điều tra dân số 1999, 2009 và niên giám thớng kê.

Nhóm lao động khơng biết chữ giảm từ 17,1% năm 2001 xuống cịn 16,3% năm 2005 và cịn 16% năm 2010; nhóm lao động chưa tốt nghiệp trung học giảm từ 24,25% năm 2001 xuống còn 24,15% năm 2005 và cịn 23,52% năm 2010; nhóm lao động có trình độ tốt nghiệp trung học giảm từ 21,05% năm 2001 xuống cịn 21% năm 2010; nhóm lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 23,75% năm 2001 lên 24,3% năm 2005 và tăng lên 24,89% năm 2010; nhóm lao động tốt nghiệp trung học phổ thơng tăng từ 13,85% năm 2001 lên 14,15% năm 2005 và tăng lên 14,59% năm 2010 trong tổng số lao động toàn tỉnh.

Lực lượng lao động ở nhóm tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm khá cao, khoảng 45,89%, trong khi nhóm lao động tốt nghiệp trung học phổ thơng là 14,59% thì phần lớn là cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước.

Tóm lại trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Cao Bằng đến thời điểm năm 2010 vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước và tương đương với mức trung bình của các tỉnh phía Bắc và Đơng Bắc. Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ khơng biết chữ đến tốt nghiệp Trung học cơ sở khá cao (khoảng 85,5%) đây là một lực lượng lao động có trình độ học vấn thấp, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ.

2.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số thông quahoạt động đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. hoạt động đào tạo nghề và xuất khẩu lao động.

2.2.2.1. Hoạt động đào tạo nghề

Tính đến hết tháng 9 năm 2011, Cao Bằng có 26 cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý, bao gồm: 01 Trường Trung cấp nghề, 15 Trung tâm dạy nghề và 10 cơ sở khác có tham gia dạy nghề.

Xét theo hình thức sở hữu thì có 22 cơ sở dạy nghề cơng lập và 4 cơ sở dạy nghề ngồi cơng lập.

Xét theo địa bàn, các cơ sở dạy nghề tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Cao Bằng (13 cơ sở), cịn 12 huyện đều đã có quyết định thành lập Trung tâm dạy nghề. Nhưng thực tế hiện nay mới có 3/13 Trung tâm dạy nghề hoạt động, đó là Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Đông, Trung tâm Dạy nghề cụm huyện Miền Tây và Trung tâm dạy nghề huyện Hà Quảng.

Giai đoạn 2006 - 2010, quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 2.160 học sinh, trong đó 563 học sinh là dân tộc thiểu số (tính riêng trong tỉnh Cao Bằng) với các ngành nghề đào tạo như sau:

- Hệ trung cấp nghề: chủ yếu tập trung đào tạo các nghề: Điện công nghiệp và dân dụng; Hàn; Vận hành máy xúc - ủi; Cơng nghệ Ơtơ; Tin học; Cắt gọt kim loại; Luyện kim màu; May công nghiệp,...

- Hệ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: chủ yếu tập trung dạy các nghề: May dân dụng; Điện dân dụng; Trồng trọt; chăn nuôi - thú y; Sửa chữa xe máy; Hàn sắt; Thêu ren; Dệt khăn; Bện chổi chít; Trồng nấm,...

Từ năm 2006 đến nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các ban, ngành, đồn thể, chính quyền các cấp; sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên cơng tác đào tạo nghề đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với những năm trước. Sự chuyển biến đó được thể hiện ở kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

Đào tạo nghề trình độ Trung cấp nghề:

- Tổng số lao động được đào tạo là 3.750 người, bình quân mỗi năm đào tạo được 750 người.

Số lao động được đào tạo chủ yếu theo chỉ tiêu của tỉnh giao hàng năm, tập trung đào tạo các nghề: luyện kim màu, điện công nghiệp, công nghệ ôtô, hàn, may công nghiệp, tin học, cắt gọt kim loại, vận hành máy xúc ủi,...

Đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng:

Tổng số lao động được đào tạo là 27.911 người, bình quân một năm đào tạo được 5.582 người, trong đó:

- Sơ cấp nghề: 7.560 người.

- Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 20.351 người.

Trong tổng số lao động được đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng, chủ yếu là đào tạo nghề theo dự án (dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và dự án đào tạo y tá thôn bản) cụ thể:

+ Năm 2006: đào tạo được 4.068 người, trong đó đào tạo nghề theo dự án là 3.330 người;

+ Năm 2007: đào tạo được 4.470 người, trong đó đào nghề theo dự án là 3.399 người;

+ Năm 2008: đào tạo được 5.120 người, trong đó đào nghề theo dự án là 3.542 người;

+ Năm 2009: đào tạo được 5.888 người, trong đó đào nghề theo dự án là 3.629 người;

+ Năm 2010: đào tạo được 8.365 người, trong đó đào nghề theo dự án là 3.410 người.

2.2.2.2. Hoạt động xuất khẩu lao động

Công tác xuất khẩu lao động của tỉnh đã bắt đầu được triển khai từ năm 2002 và đến giai đoạn 2006-2010 đã được chú trọng đẩy mạnh. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và người lao động đã nhận thức được lợi ích của xuất khẩu lao động trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh vấn đề có việc làm phù hợp với khả năng và trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, tác phong lao động cơng nghiệp và sẽ có cơ hội việc làm khi trở về nước tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế.

Cơng tác tuyển chọn và đưa lao động đi làm có thời hạn ở nước ngồi đã được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện, đã phối hợp chặt chẽ với các công ty xuất khẩu lao động để tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài; Trong năm 2007, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động đã quan tâm hỗ trợ 200 triệu đồng để đào tạo giáo dục - định hướng cho lao động diện chính sách, hộ nghèo tỉnh Cao Bằng mà chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để giảm bớt khó khăn trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Bảng 2.3: Tổng số lao động và lao động dân tộc thiểu số được xuất khẩu

giai đoạn 2006 - 2011

TT Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w