Đặc điểm về chính trị kinh tế

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 43 - 46)

2.1.2.1. Đặc điểm về chính trị

Đảng bộ Tỉnh Cao Bằng đã tập trung lãnh đạo nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối đổi mới của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh; tích cực tun truyền kết quả cơng tác phân giới, cắm mốc, xây dựng biên giới Việt - Trung hịa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác lâu dài.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất cách mạng, nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách. Kinh nghiệm thực tiễn và năng lực lãnh đạo của đội ngũ các cấp không ngừng được nâng lên. Cao Bằng luôn nhân được sự quan tâm của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ của các bộ, ban ngành Trung ương và các tỉnh thành trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được đầu tư. Sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vững chắc.

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế a. Về kết cấu hạ tầng

Nói chung, kết cấu hạ tầng ở Cao Bằng, nhất là vùng sâu, vùng xa cịn ở trình độ thấp kém ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chất lượng và việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.

Cao Bằng có 3 tuyến đường dài 256 km; Quốc lộ 3 (Cao Bằng - Thái ngun - Hà Nội); đang trong q trình hồn thành đường Quốc lộ 4a, Đường Hồ Chí Minh qua địa phận Cao Bằng; Các tuyến đường huyện, liên xã, liên thông được mở mang: tuyến đường 205 đi cửa khẩu Trà Lĩnh; (TL206, TL207 (đoạn từ TL 206 đi Hạ Lang), TL208; TL209, đường hành lang biên giới (TL201).

Xây dựng hạ tầng cơ sở các khu kinh tế cửa khẩu như cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩu Trà Lĩnh, chợ biên giới cửa khẩu Đức Long - Thạch An.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ xúc tiến xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới Long Bang (Quảng Tây, Trung Quốc) - Hùng Quốc, Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Cao Bằng đang đẩy nhanh tiến độ dự án các hồ chứa nước: Nà Lài, Khuổi Kỳ, Khuổi Khoán cấp nước cho sản xuất và Dự án cấp nước sinh hoạt vùng Lục Khu huyện Hà Quảng và vùng cao các huyện Trà Lĩnh, Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho đồng bào, nhất là vào mùa khô. Tỉnh triển khai đầu tư hệ thống chống xói lở, bảo vệ bờ sông suối biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh.

Cơ sở hạ tầng dịch vụ, du lịch bước đầu được đầu tư. Thực hiện Chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm, một số dự án đã được hoàn thành, một số dự án đang trong quá trình thực hiện. Quy hoạch tổng thể khu du lịch Thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án khu du lịch động Ngườm Ngao đã hoàn thành đưa vào phục vụ từ năm 2006. Ngoài ra, Tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Phia Oắc - Phia Đén theo tiêu chí đơ thị loại 5 với quy mô 120 ha và các điểm du lịch sinh thái 190 ha. Dự án khu du lịch Hồ Thang Hen đã hoàn thành một số hạng mục phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, hiểm trở nên hệ thống mạng lưới giao thông vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo trong vùng. Đó là các tuyến giao thông đối ngoại quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật và tốc độ xe chạy còn ở mức thấp; hệ thống đường nội tỉnh còn nhỏ hẹp, nay bắt đầu hư hỏng xuống cấp, chưa đảm bảo thông xe 4 mùa; hệ thống giao thơng các vùng sản xuất hàng hóa, vùng ngun liệu tập trung chưa được đầu tư đúng mức. Những hạn chế yếu kém đó đã làm giảm đáng kể giá trị hàng hóa sản xuất ra, giảm sức cạnh tranh về giá do chi phí vận chuyển quá lớn; đồng thời đây là yếu tố không thuận lợi để thu hút đầu tư đến với địa phương.

b. Về thông tin liên lạc

Sự phát triển về bưu điện, truyền thanh ở Cao Bằng vào loại thấp trong cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, dịch vụ thông tin - truyền thông

tiếp tục phát triển về cơ sở vật chất và phạm vi hoạt động, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ; mật độ máy điện thọai đạt 85 máy/100 dân. Đến hết tháng 6/2011, tồn tỉnh có 591 trạm BTS; 11.463 thuê bao dịch vụ internet, 316.694 thuê bao di động; 193 điểm phục vụ Bưu chính, với bán kính phục vụ bình qn là 3,2 km/điểm phục vụ, 31 bưu cục các loại và 158 điểm Bưu điện văn hóa xã. Tuy nhiên, ở 1 số xã vùng sâu vùng xa cịn có nhiều vùng cịn thiếu thốn về bưu chính, viễn thơng.

c. Về cơ cấu các ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Theo số liệu năm 2010 Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 21,5%; dịch vụ là 45,65%; nông - lâm nghiệp 33,2%.

Trong lĩnh vực công nghiệp, số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp tăng từ 1.404 cơ sở năm 2006 lên 1.675 cơ sở năm 2010. Đã thu hút được 114 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 25 tỷ đồng và trên 41 triệu USD. Thực hiện chương trình phát triển thủy điện và chế biến khống sản giai đoạn 2006-2010, sản xuất cơng nghiệp được phát triển theo hướng chuyển từ khai thác, tiêu thụ nguyên liệu thô sang chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp được xây dựng trong giai đoạn trước tiếp tục được mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất. Cao Bằng đã xây dựng được 14 nhà máy chế biến khống sản vừa và nhỏ, trong đó có một số nhà máy đã đi vào hoạt động như Nhà máy sản xuất feromangan Phong Châu, Nhà máy sản xuất than cốc Việt - Trung, Nhà máy sản xuất feromangan và Ddioxitmangan điện giải Tây Giang, Nhà máy sản xuất feromangan của cơng ty cổ phần khống sản NIKKO Việt Nam,…

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, Thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản

xuất hàng hóa, một số vùng sản xuất cây trồng tập trung được mở rộng và phát triển. Một số dự án sản xuất hàng hóa mới đã được đầu tư thực hiện như: ni các nước lạnh ở Phia Đén; sản xuất phân bón ở Bản Tấn; sản xuất lạc, ngô giống ở huyện Hà Quảng; trồng hoa ở huyện Trà Lĩnh.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%. Đã quy hoạch 3 loại rừng, trong đó rừng đặc dụng là 16.964 ha, rừng phòng hộ là 213.778 ha, rừng sản xuất là 233.409 ha; thu hút 7 doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng sản xuất gắn với chế biến (ván dăm, bột giấy), góp phần giải quyết việc làm cho bộ phận nhân dân ở vùng dự án.

d. Về kết cấu hạ tầng xã hội

Hệ thống trường lớp tiếp tục được củng cố, phát triển, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Thành lập mới được 81 trường học. 100% xã, phường, thị trấn có trường tiểu học, lớp hoặc trường mầm non trung tâm học tập cộng đồng; 86% xã, phường, thị trấn có trường trung học cơ sở; 100% huyện, thị có trung tâm giáo dục thường xuyên. Các trường: cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tiếp tục được mở rộng và tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa, khoa học - kỹ thuật, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ cho các đối tượng lao động.

Đội ngũ cán bộ y tế tăng cả về số lượng và chất lượng, đạt 7 bác sỹ/vạn dân, 60% số xã có bác sỹ. Đến năm 2010, có 199/199 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 47 trạm y tế xã, phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số vấn đề LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN về GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG dân tộc THIỂU số (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w