Xã hội hóa cơng tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

8. Kết cấu của khóa luận

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo

2.2.6. Xã hội hóa cơng tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa

trực tiếp hướng dẫn tổ chức, quản lý, giám sát.

Thực tế cho thấy nguồn thu kinh phí thu từ tổ chức lễ hội vẫn chỉ phục vụ cho việc tổ chức lễ hội, phần còn lại bổ sung trực tiếp vào ngân sách của xã. Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất là một lễ hội lớn của huyện Vũ Thư, vì vậy cơng tác đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ lễ hội cũng được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Hàng năm, lễ hội được tổ chức tại khuôn viên của chùa, đáp ứng nhu cầu của các khán giả tham dự lễ hội.

2.2.6. Xã hội hóa cơng tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa Keo Keo

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo đang là một vấn đề được cộng đồng cư dân xã Duy Nhất quan tâm. Cộng đồng cư dân địa phương cùng tham gia quản lý, tổ chức lễ hội, đảm bảo nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân,luôn đảm bảo tốt các yếu tố truyền thống, các giá trị văn hóa theo đúng bản sắc, ít bị mai một và pha tạp vì vậy mà lễ hội ln giữ được những lễ nghi và nét văn hóa dân gian truyền thống. Quan điểm của UNESCO cho rằng, cần duy trì lễ hội một cách tự nhiên và phát triển trên cơ sở quyền của cộng đồng, cần trao quyền và hỗ trợ, để người dân tự xác định bản sắc của họ.

Phương thức xã hội hóa trong cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo còn thể hiện ở Nguồn kinh phí tổ chức Lễ hội chùa Keo do cư dân đóng góp và

tham gia quản lý thu – chi. Cán bộ quản lý văn hóa huyện, xã có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm các vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính của lễ hội.

Mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng tại lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, là tập hợp tổ chức hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, do người dân tự lập ra để giải quyết nhu cầu về tổ chức lễ hội, là đầu mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối với các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp. Điểm quan trọng của sự hình thành và tồn tại của tổ chức cộng đồng là sự chia sẻ và phân cơng cơng việc, cũng như lợi ích chung. Tuy nhiên, tại đây vẫn có sự chỉ đao, định hướng và tham gia của các ban ngành, đồn thể và chính quyền cơ sở.

Bên cạnh sự đóng góp về tài chính của người dân xã Duy Nhất, thì chính quyền địa phương đã có nhiều phương thức kêu gọi nguồn tài chính hỗ trợ từ các Doanh Nghiệp trên địa bàn huyện và tỉnh phục vụ cho công tác bảo tồn di tích chùa Keo nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng. Theo sự trả lời của một lãnh đạo xã thì hàng năm nguồn kinh phí được tài trợ cho việc bảo tồn di tích khoảng 2-3 tỷ, tùy tình hình doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn. Doanh nghiệp thường xuyên tài trợ cho di tích từ năm 2010 đến năm 2018 là công ty Xây Dựng An Trường Hải,Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Huyền Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết kế và Xây lắp BP…

Sự tham gia của cộng đồng vào tổ chức lễ hội cũng thể hiện ở công tác đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Mỗi cá nhân tham dự cũng tự đề cao trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an ninh trật tự, kịp thời phát hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng hay lợi dụng lúc lễ hội đơng người để móc túi hoặc tổ chức các hình thức cá cược để báo cho các cơ quan chức năng giải quyết.

Như vậy, cơng tác xã hội hóa về bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội là rất quan trọng, vừa phát huy được vai trò tự quản của cộng đồng vừa tận dụng tinh thần chủ động, sáng tạo của nhân dân. Đặc biệt có nguồn tài chính cũng như những vật phẩm được đóng góp phục vụ cho cơng tác bảo quản tu bổ di tích, bảo tồn những giá trị văn hóa của di tích nói chung và giá trị lễ hội nói riêng. Đồng thời có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi có những

38

vấn đề phát sinh. Sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nhà nước và cộng đồng tham gia quản lý sẽ tạo nên thành công của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w