8. Kết cấu của khóa luận
2.3. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Keo
2.3.1.2. Về công tác ban hành văn bản quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị
của lễ hội của địa Phương.
Trong những năm qua, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Vũ Thư nói chung và lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất nói riêng đã được thực hiện nghiêm túc. Việc quản lý lễ hội từng bước đi vào khuôn khổ. Hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, phát huy được vai trò chủ thể cũng như năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân, giáo dục truyền thống, tơn vinh người có cơng với dân, tạo khí thế vui vẻ, lành mạnh trong đời sống xã hội.
Trong thời gian qua, Phịng Văn hóa Thơng tin huyện Vũ Thư đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên địa bàn huyện trong đó có nội dung nhấn mạnh về khơi phục, bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, cùng các hình thức diễn xướng dân gian trong lễ hội truyền thống. Đồng thời, đẩy mạnh Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong đó có nội dung về tăng cường công tác quản lý lễ hội và phát triển du lịch gắn với
40
phát huy giá trị của lễ hội. UBND xã Duy Nhất căn cứ vào quy định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình để xây dựng các văn bản quy định tổ chức lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan về lễ hội đã được Ban Tổ chức lễ hội chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Qua đó, hầu hết mọi người dân đều thấm nhuần nội dung tư tưởng, đường lối và các văn bản của Đảng, Nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội. Trên cơ sở đó tự mỗi người có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội, cùng góp cơng, góp sức tu bổ tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, giữ gìn khơng gian linh thiêng cho lễ hội.
2.3.1.3. Cơng tác phối kết hợp trong việc tổ chức lễ hội chùa Keo
Công tác phối kết hợp trong việc tổ chức lễ hội chùa Keo năm 2017 hết sức được chú trọng. Được sự quan tâm của lãnh đạo huyện Vũ Thư, sau khi nhận được kế hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, UBND xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội của xã. Kế hoạch nêu rõ mục đích, ý nghĩa, thời gian, địa điểm tổ chức. Bên cạnh đó phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, UBND xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát các nội dung công việc đã giao cho các tiểu ban, các bộ phận chuyên môn đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho thành công của lễ hội.
Lễ hội chùa Keo đã làm tốt công tác phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể địa phương và người dân trong việc tổ chức lễ hội, cũng như quảng bá cho lễ hội. Có thể nói, hoạt động của nhân dân xã Duy Nhất trong tổ chức và quản lý lễ hội là hết sức cần thiết. Hình thức quản lý dựa vào cộng đồng là điểm khởi đầu để có thể tập trung bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của lễ hội từ đó mà hình thức quản lý này là cơng cụ, phương tiện nhằm thúc đẩy q trình cộng đồng được trao quyền, tạo đà cho cộng đồng chủ động cải thiện đời sống của chính mình thơng qua tâm linh, kinh tế. Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất được tổ chức và hoạt động do cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện là chính. Đặc biệt là sự kiết hợp giữa các đơn vị chức năng giữa nhà nước và cộng đồng đã thực hiện tốt, đó là điều kiện tạo ra sự thành cơng của lễ hội.
Nội dung lễ hội được tổ chức đúng hướng đúng mục đích phát huy được các
41
giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo đúng quy định hiện hành, phù hợp hài hòa với cuộc sống đương đại. Các hoạt động văn hóa có tính truyền thống và các hoạt động văn hóa mang hơi thở của thời đại đã được bổ sung lẫn nhau ngày càng hồn thiện và có sức hấp dẫn, được quần chúng nhân dân đón nhận và hưởng ứng.
2.3.1.4. Công tác giám sát, chuẩn bị cơ sở vật chất cho lễ hội
Nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác tổ chức và quản lý, là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh Thái Bình, lễ hội đã thu hút rất đơng người dân và du khách thập phương tham gia. Nếu như năm trước, quanh khu vực hồ nước - nơi diễn ra trò chơi bắt vịt, những người ăn xin ngồi thành hàng dài thì năm nay khơng có bóng dáng ăn xin, ăn mày. Tại các ban thờ, giếng nước cạnh gác chuông chùa Keo, tiền lễ được đặt đúng nơi quy định. Loa truyền thanh thường xuyên nhắc nhở du khách tham gia lễ hội tăng cường cảnh giác phòng, chống mất cắp. Trên các tuyến đường dẫn vào chùa, lưu lượng phương tiện tham gia khá đơng song khơng có hiện tượng tắc đường, trị chơi thổi lửa nấu cơm cần diễn ra lành mạnh, khơng có hiện tượng tranh cướp, xô đẩy lấy than, bát nháo, lộn xộn như những năm trước.
Phát huy những giá trị truyền thống, lễ hội thuộc phạm trù sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Khơng có địa phương nào, dân tộc nào lại khơng có những ngày lễ, ngày hội riêng cho cộng đồng của mình. Nhằm giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, ban tổ chức bên cạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, huyện đặc biệt chú trọng công tác chuẩn bị, tổ chức các hoạt động phần hội vui tươi, lành mạnh, Cơ sở vật chất phục vụ lễ hội đã được chuẩn bị tốt, đầy đủ. Công tác tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch thể hiện được lịng tơn kính của người dân đối với tinh thần phụng thờ tạo ra khơng khí. Trang nghiêm, vui vẻ phù hợp với hoạt động văn hóa truyền thống.