Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 49 - 50)

8. Kết cấu của khóa luận

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo

2.2.7. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị

của lễ hội chùa Keo.

Trong những năm qua, từ khi lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất được khôi phục, tổ chức mở rộng quy mô từ năm 2009 đến nay, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lễ hội ngày càng được chặt chẽ hơn. Hàng năm, Ban Tổ chức lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất đều thành lập tổ thanh tra giúp Ban Tổ chức kiểm tra dịch vụ, trật tự an tồn, duy trì nội quy tổ chức lễ hội trước, trong và sau lễ hội. Công tác này đã có sự phối hợp và vào cuộc của các ban ngành chức năng có liên quan như cơng an, Ban tổ chức lễ hội, đội quản lý thị trường, phịng y tế, phịng Văn hóa – Thơng tin,… Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra không tiến hành rầm rộ hay thông báo trước mà tiến hành kiểm tra đột xuất, bất ngờ, thanh tra đóng vai hành khách dự hội, xâm nhập trực tiếp vào các hoạt động, dịch vụ trong lễ hội nhằm phát hiện những sai phạm.

Việc xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát có sự mềm dẻo, linh hoạt, tránh ứng xử cứng nhắc, áp dụng những biện pháp cưỡng chế mạnh nhằm tránh những hành vi bức xúc, quá khích của người dân tác động không tốt tới hoạt động lễ hội, làm mất đi giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

Thực tế năm 2017, đoàn thanh tra liên ngành của UBND huyện Vũ Thư đã trực tiếp phát hiện 8 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh trong lễ hội, các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nhiều trường hợp bán hàng rong, chèo kéo khách đã bị phát hiện và xử lý bằng hình thức nhắc nhở. Chính sự sát sao trong cơng tác kiểm tra, giám sát đã góp phần vào sự thành công của lễ hội.

Trong những năm vừa qua, các hiện tượng tiêu cực như tăng giá tại các điểm trông giữ xe, dịch vụ, trà trộn thịt trâu cày vào khu vực lễ hội, các hành vi bán hàng, ăn xin, tình trạng trộm cắp, cướp giật đã khơng cịn xảy ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn xuất hiện một số hiện tượng quán bán hàng tự phát trong khu vực sân thi đấu, phụ nữ và trẻ em bán hàng rong như bán giấy ngồi, nước uống và đồ ăn vặt trên các khán đài vẫn xảy ra mặc dù năm nào ban tổ chức cũng tuyên truyền, nhắc nhở.

39

Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng vẫn cịn để xảy ra các trường hợp như: tổ chức cá cược, bán hàng rong, chèo kéo khách hàng, vấn đề an toàn thực phẩm vẫn chưa được quan tâm sát sao, dẫn tới nhiều thực phẩm khơng rõ nguồn gốc như: xúc xích, kẹo kéo,…

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w