8. Kết cấu của khóa luận
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của lễ
3.2.5. Công tác tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch và bảo vệ mô
Trong Điều 79, Luật Du lịch đã xác định rõ nhà nước tổ chức hoạt động hướng dẫn du lịch, xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Lễ hội ln tác động đến du lịch và làm cho du lịch ngày càng phát triển. Thực tế đã chứng minh lễ hội và du lịch ln có sự tác động qua lại với nhau và cùng nhau phát triển. Du khách đến lễ hội đông với những nhu cầu khác nhau kích thích những dịch vụ du lịch phát triển đa dạng. Lễ hội cịn làm cho bản sắc văn hố vùng miền thêm hấp dẫn, thu hút khách du lịch, làm cho du lịch tăng lên về lượng khách lớn hàng năm.
Bản chất của du lịch Việt Nam là du lịch văn hoá, du lịch Việt Nam muốn phát triển, tất yếu phải khai thác sử dụng giá trị văn hoá truyền thống, cách tân và hiện đại hoá sao cho phù hợp, hiệu quả trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống. Đây là một thành tố đặc sắc trong văn hoá Việt Nam cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ hội sử dụng ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch. Mùa lễ hội cũng là mùa du lịch, là nền tảng tạo nên loại hình du lịch lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được thể hiện qua các sắc thái văn hoá các địa phương, vùng miền rất phong phú đặc sắc.
60
Lễ hội là một thành tố trong du lịch, lễ hội là một tài nguyên du lịch, được đánh giá là một sản phẩm của du lịch. Lễ hội làm phong phú, đa dạng và tạo sức hút lớn cho khách, làm cho các hành trình du lịch có chiều sâu vì đến với lễ hội du khách sẽ được thưởng thức những giá trị văn hố đặc sắc cơ đọng của địa phương. Du khách đem đến cho địa phương có lễ hội nguồn lợi kinh tế, cơng ăn việc làm và tạo điều kiện để giao lưu học hỏi các tinh hoa văn hoá từ du khách. Du khách xoá đi sự khác biệt văn hoá, từng bước tạo điều kiện cho các địa phương tham gia vào q trình giao lưu và hội nhập.
Để cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội chùa Keo đạt hiệu quả cao, vừa gìn giữ được di sản văn hóa của địa phương vừa đem lại lợi ích về kinh tế cho vùng, huyện Vũ Thư cần thực hiện tốt một số công tác sau:
UBND huyện Vũ Thư cần đề nghị với Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Bình đưa danh sách lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất vào các tour du lịch hàng năm.
Tăng cường quảng bá hình ảnh lễ hội chùa Keo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch và mở rộng không gian tổ chức lễ hội nhằm phục vụ tốt hơn khách tham dự.
Đề xuất với UBND tỉnh Thái Bình ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trong dịch vụ du lịch. Thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thường xuyên gắn kết với các doanh nghiệp lữ hành nhằm thực hiện hiệu quả các tour du lịch và thu hút khách du lịch đến với lễ hội hiệu quả hơn. Tăng cường các hoạt động để phục vụ du lịch như: cho phép xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Xây dựng nếp sống văn minh trong lễ hội. Người dân trong lễ hội phải thể hiện được lòng mến khách, sự nhiệt tình để lại ấn tượng trong lịng du khách. Có như vậy mới thực sự thu hút được du khách về với lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất.
Muốn công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đạt hiệu quả cao hơn nữa, một việc làm quan trọng đó là đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.
61
Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân và du khách về ý thức trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn vệ sinh cơng cộng trong khu vực diễn ra lễ hội.
Khuyến khích thành lập đội thanh niên, học sinh tình nguyện kết hợp với đoàn thanh niên của xã tham gia bảo vệ cảnh quan, giữ gìn mơi trường trong khu vực diễn ra lễ hội.
Tiểu kết
Ở chương 3 này, tác giả đã nêu ra định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến các giá trị của lễ hội; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn và phát huy lễ hội; tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội; phát huy vai trò của cộng đồng; gắn lễ hội với phát triển du lịch.
Quá trình phát triển đất nước, hội nhập quốc tế đã tác động không nhỏ tới lễ hội, địi hỏi cơng tác tổ chức, quản lý lễ hội cần phải có đường lối, cơ chế chính sách phù hợp, nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực và bộ máy quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục. Mặt khác cũng cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, xử lý vi phạm trong lễ hội để hoạt động lễ hội được diễn ra trang nghiêm, lành mạnh góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất.
KẾT LUẬN
Lễ hội chùa Keo là một lễ hội lớn của tỉnh Thái Bình, đó là lễ hội cổ truyền mang tính lịch sử, truyền thuyết dân gian. Từ những kết quả khảo sát, miêu tả, tổng hợp và phân tích lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đặt lễ hội này trong diện mạo chung của các lễ hội Đồng bằng Bắc bộ, có thể so sánh và rút ra những đặc trưng riêng, tôi đi đến một số nhận xét sau:
Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình là lễ hội về một vị Quốc sư thời Lý mà nhân dân
62
đã phong Thánh đó là Thánh tổ Khơng Lộ, người đã có cơng chữa khỏi bệnh cho nhà vua, được coi là ông tổ của nghề đúc đồng, nghề đánh cá. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức đều đặn hàng năm, vào dịp rằm tháng chín âm lịch. Lễ hội đã thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam: “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhằm nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau luôn tự hào về truyền thống của ông cha ta.
Lễ hội chùa Keo là một lễ hội lịch sử mang tính tơn giáo trong đó Đức Thánh tổ Khơng Lộ là linh hồn của lễ hội, đây là lý do chính yếu nhất để lễ hội tồn tại và bảo lưu, là sự gắn kết mọi thành viên gần xa của cộng đồng làng xã. Lễ hội chùa Keo bao gồm nhiều phần Lễ và phần Hội làm cho lễ hội thêm sinh động, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Sự thờ cúng được bày tỏ bằng phần lễ và hội. Đây là dịp để nhân dân thoả mãn nhu cầu về tâm linh, thoả mãn nhu cầu “đền ơn đáp nghĩa” tiền nhân, bên cạch đó, cịn là dịp để họ biểu dương lực lượng, củng cố, thắt chặt tình đồn kết làng xóm, cộng đồng (hoạt động đua trải, rước phụng nghinh…) đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá với những vùng lân cận.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình thì khơng vì thế cái “cộng đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng, trong điều kiện như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.
Bên cạnh đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tâm linh là nhu cầu không thể thiếu của cộng đồng làng xã người Việt. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân thiện mỹ- cái mà con người ngưỡng mộ – ước vọng, tơn thờ, trong đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tơn giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên khơng phải tất cả đời sống tâm linh là tơn giáo tín ngưỡng. Chính tơn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.
Lễ hội chùa Keo là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hố cộng đồng
63
của nhân dân ở nơng thơn. Trong lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội chùa Keo bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hồ trong khơng khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày thường dường như được xóa nhồ, con người cùng sáng tạo, và hưởng thụ những giá trị văn hố của mình. Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã hội phát triển, khi mà phân công lao động xã hội đã được chun mơn hố, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người đã phần nào tách biệt. Do vậy, con người trong xã hội hiện đại, cùng với xu hướng dân chủ hố về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra q trình dân chủ hố về văn hố. Chính nền văn hố truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là mơi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá ấy.
Lễ hội chùa Keo khơng chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hố dân tộc, mà cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hố dân tộc ấy. Thơng qua sinh hoạt lễ hội truyền thống, đặc biệt là những thuần phong mỹ tục đã và đang ngày càng khơi dậy, khuyến khích và tạo mơi trường tốt cho cái chân, thiện, mỹ phát triển, đề cao kỷ cương gia đình và xã hội trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam, làm cho họ biết nhớ về cội nguồn, gắn bó và yêu quê hương, cộng đồng, dân tộc, muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, vì sự tồn tại và phát triển của quê hương, đất nước. Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu để rồi “xuân thu nhị kỳ”, cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, nở bừng cơ hội, người người tụ hội nơi đình đền, chùa mở hội. Nơi đó, con người hố thân thành văn hố, văn hố làm biến đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong cái làng xã nghèo nàn ấy, ngơi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của cái nơi văn hố đó. Khơng có làng xã Việt Nam thì cũng khơng có văn hố Việt Nam. Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố và tồn cầu hố hiện nay khi mà sự nghiệp bảo
64
tồn, làm giầu và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giầu và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Vì vậy, sinh hoạt lễ hội đang ngày càng trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của nhân dân, với tư cách là “một bảo tàng bách khoa năng động về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, tín ngưỡng và tơn giáo…”. Lễ hội sẽ góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, góp phần làm cho nền văn hố cũng như dân tộc, đất nước ngày càng đổi mới và phát triển theo con đường của nhân loại hồ bình và tiến bộ.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng được yêu
cầu phát triển bền vững đất nước.
2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 16/1/2017 “Phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
3. Bộ Văn hóa-Thơng tin (2001), Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/08/2011 về việc ban hành quyết định Quy chế tổ chức lễ hội.
4. Phan Hữu Dật (1992), Văn hóa - lễ hội của các dân tộc ở Đơng Nam Á, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
5. Phan Hữu Dật (1993), Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội.
6. Cao Đức Hải, Nguyễn Khánh Ngọc (2010), Quản lý lễ hội và sự kiện, Giáo
trình, Đại học Văn hóa Hà Nội.
7. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá
cộng
đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011),
Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
9. Hà Tiến Hùng (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hố
Thơng tin.
10. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội.
11. Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên - IUCN, (1963), “Sách đỏ”.
12. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội.
13. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện
đại
và con đường tới tương lai, Nxb Văn hóa Văn nghệ, Hồ Chí Minh.
14. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà
66
15. UNESCO (2003), Cơng ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngày
17/10/2003, Pari.
16. Viện Ngơn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng.
17. Viện Văn hóa Dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền của Viện Văn hóa Dân
gian (1992), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
67
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khung cảnh chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Phụ lục 2: Tháp chng chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
68
Phụ lục 3: Lễ rước nước tại lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Phụ lục 4: Lễ chầu Thánh tại lễ hội chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
(Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
69
Phụ lục 5: Lễ rước kiệu tại lễ chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
Phụ lục 6: Thi nấu cơm tại lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Ban quản lý di tích chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình)
70