8. Kết cấu của khóa luận
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của lễ
3.2.1. Tuyên truyền phổ biến các giá trị của lễ hội
Công tác tuyên truyền, phổ biến các giá trị của lễ hội đến cộng đồng đóng vai trị hết sức quan trọng trong biệc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội. Việc tuyên truyền phổ biến các giá trị của lễ hội mục đích chính là nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các giá trị của lễ hội. Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội chùa Keo, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. UBND xã Duy Nhất nên sưu tầm biên soạn các tư liệu giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội chùa Keo tuyên truyền cho nhân dân địa phương cũng như khách dự lễ hội. Phải hiểu được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì người dân mới có ý thức gìn giữ và phát huy vốn tinh hoa văn hố đó. Tạo sự chuyển biến nhận thức của các ban, ngành, đoàn thể các cấp, về nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội, chú trọng tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa cũng như những quy định của pháp luật có liên quan. Kịp thời chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cần coi trọng công tác giáo dục pháp luật, tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa, quản lý văn hóa và lễ hội nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch các cấp phối hợp với các ngành chức năng và địa phương, cơ sở cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú góp phần giới thiệu, phổ biến các giá trị lễ hội chùa Keo, quảng bá tiềm năng văn hóa, du lịch của xã Duy Nhất nói riêng và của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói chung.
48
Thường xuyên tuyên truyền nội dung mang tính phổ biến, giáo dục pháp luật, hành vi lối sống, cách ứng xử văn hóa... để khơng chỉ người tổ chức lễ hội mà cả người tham gia lễ hội hiểu được giá trị di sản văn hóa, nắm được quy định quản lý để tự điều chỉnh thông qua hành vi cụ thể; hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội... Đồng thời, chính quyền địa phương nên có kế hoạch lồng ghép tuyên truyền các nội dung trên vào phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, và coi đó là nhiệm vụ chủ yếu của địa phương nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội; Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn nơi thờ tự, bảo vệ mơi trường tự nhiên - xã hội của nhân dân trong các di tích lịch sử - văn hóa gắn với tổ chức lễ hội.
Cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của lễ hội đối với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Cần biên soạn các tư liệu về lịch sử hình thành lễ hội chùa Keo nhằm giới thiệu cho nhân dân trong cộng đồng cũng như du khách tham dự lễ hội. Bên cạnh đó là việc khơi phục lại các trị chơi, trị diễn có nhiều giá trị văn hố trong lễ hội. Phải hiểu được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì người dân mới có ý thức gìn giữ và phát huy vốn tinh hoa văn hố đó. Cùng với các hoạt động trên, chúng ta quan tâm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực tại lễ hội và các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội khác. Cần tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia quản lý lễ hội. Cần thường xuyên nêu các gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên cơ sở góp phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ tự giác tham gia lễ hội. Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội được xem là biện pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội trong đời sống hiện nay.
Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành,
49
đồn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ Chính trị, nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các văn bản liên quan. Kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.
Tổ chức các buổi hội thảo khoa học, mời các chuyên gia đầu ngành về lễ hội truyền thống về xác định vai trò, giá trị của lễ hội chùa Keo đối với đời sống xã hội.
Xây dựng cổng thông tin điện tử của huyện về di sản văn hóa bao gồm: Danh mục các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện, giới thiệu chung về các di tích và lễ hội trên địa bàn, từng mục riêng chuyên sâu về các lễ hội này, trong đó có lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất.
Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước đối với các lễ hội trên địa bàn huyện Vũ Thư nói chung và lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất nói riêng được tổ chức thành nhiều chương trình tuyên truyền với hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội chùa Keo như: Tổ chức tuyên truyền trên đài truyền thanh của huyện, của xã, kết hợp với địa phương tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về kiến thức quản lý di sản văn hóa và trách nhiệm của cộng đồng đối với cơng tác bảo tồn lễ hội chùa Keo, lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các tiết học ngoại khóa trong các trường học trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền trực quan bằng pa nơ, áp phích trước khi tổ chức lễ hội chùa Keo nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh của lễ hội.
Như vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách quản lý nhà nước đối với lễ hội chùa Keo huyện Vũ Thư trong thời gian tới là giải pháp hữu hiệu để nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất.
50