Phát huy vai trò của cộng đồng

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 71 - 74)

8. Kết cấu của khóa luận

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị của lễ

3.2.4. Phát huy vai trò của cộng đồng

Lễ hội là hoạt động sinh hoạt tinh thần của cộng đồng với vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư địa phương. Những nghi thức, nghi lễ diễn ra tại lễ hội chính là biểu tượng văn hố được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói, tại lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, tất cả mọi người dân trong xã đều tham gia vào tổ chức trong thời gian diễn ra lễ hội, đời sống văn hoá được nâng lên ở mức cao hơn so với ngày thường, bởi sau những ngày lao động sản xuất tất bật mọi người trong xã có dịp thư giãn, giao lưu, chia sẻ và thụ hưởng các giá trị của cuộc sống đối với cộng đồng. Bên cạnh đó, lễ hội cũng tạo ra nụ cười, đem lại niềm vui cho tất cả mọi người.

Hàng năm, rất nhiều người là con em của quê hương xã Duy Nhất dù đi làm xa hay ở nhiều nơi trên đất nước vẫn nhớ ngày lễ hội diễn ra về quê tham dự. Có thể nói, lễ hội là nhịp cầu kết nối tình cảm con người gắn bó hơn với q hương nơi mình sinh ra, giúp mối quan hệ giữa con người với con người gắn bó, thân thiết hơn.

Các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, các công ty du lịch cần đóng vai trị hỗ trợ, hướng dẫn để cộng đồng phát huy được khả năng sáng tạo, giải quyết những vẫn đề thực tế của chính họ và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng.

Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất là lễ hội mà vai trò của cộng đồng được thể hiện rõ, cụ thể là các đồn thể chính trị xã hội:

- Hội người cao tuổi: trực tiếp hướng dẫn, tham gia vào quá trình tổ chức, thực hiện lễ hội

- Hội Phụ nữ xã: tuyên truyền, quán triệt các hội viên của hội giữ gìn vệ sinh

đường làng ngõ xóm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, trực tiếp tham gia vào các

dịch vụ kinh doanh trong lễ hội.

- Hội cựu chiến binh: Phối hợp với lực lượng công an huyện, xã tổ chức đảm bảo an ninh trật tự trong lễ hội.

- Đoàn Thanh niên: trực tiếp tham gia dọn dẹp vệ sinh trong khu vực lễ hội, tuyên truyền, nhắc nhở tại chỗ du khách về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

- Hội chữ thập đỏ: phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức trực và chuẩn bị thuốc men, y cụ đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra đối với du khách nhằm kịp thời xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

- Nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của cộng đồng nhưng ở mỗi vùng, mỗi nơi trình độ năng lực của cộng đồng là khác nhau, cơ chế vận hành cộng đồng cũng khơng giống nhau. Vì thế cần xây dựng và hồn thiện cơ chế và chính sách đảm bảo cho cộng đồng phát huy vai trò chủ thể của mình. Việc bảo tồn và phát huy gía trị của lễ hội là một lĩnh vực chuyên biệt. Muốn cộng đồng thực sự là chủ thể của lễ hội một cách đúng hướng thì họ phải dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm trong việc bảo tồn lễ hội và được tiếp cận với những quan niệm mới về bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội để từ đó đưa ra những phương hướng bảo tồn đúng đắn.

- Trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội cần phải tôn trọng cộng đồng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến xã cần triển khai các chương trình giáo dục về di sản văn hóa nói chung và lễ hội nói riêng cho cộng đồng, phối hợp với các cơ

quan chức năng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức giúp người dân hiểu đúng giá trị văn hóa, hướng tới những mục tiêu, hành vi đúng đắn trong các hoạt động lễ hội.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả mơ hình quản lý có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng dân cư. Giúp họ hiểu được vai trò là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa truyền thống trong lễ hội, đó là thể hiện sự tơn trọng chủ thể văn hóa, trao quyền tự quyết định và tự quản cho cộng đồng nhưng có sự quản lý, điều tiết của các cơ quan nhà nước. Đó là việc các cơ quan chức năng quản lý không can thiệp quá sâu vào hoạt động tổ chức lễ hội, làm thay cho

59

cộng đồng. Nhà nước chú trọng quản lý về mặt hành chính, pháp luật, định hướng và giám sát hoạt động còn việc tổ chức cụ thể nên hướng dẫn để cộng đồng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới phát huy được tính chủ động, sự sáng tạo và tự nguyện của cộng đồng. Từ đó khích lệ người dân thấy lễ hội thực sự mang lại lợi ích cho họ, họ sẽ nỗ lực làm cho lễ hội phát triển ngày một tốt hơn.

- Xét cho cùng việc tổ chức, quản lý lễ hội là xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu mong muốn tham dự lễ hội của nhân dân. Vì vậy vai trị của người dân trong mọi quá trình tổ chức và quản lý lễ hội là rất quan trọng. Do vậy việc quản lý lễ hội không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý mà còn là trách nhiệm của người dân địa phương và thậm chí cịn là của cả du khách. Chỉ khi nào vai trò của nhân dân

được đặt lên hàng đầu, kết hợp với nhận thức của họ trong việc giữ gìn, các giá trị văn hóa của lễ hội mới khiến cho cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng mang lại hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa keo, xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w