Khái quát về Thư viện Trường THCS Quốc Khánh

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 40)

7. Cấu trúc của đề tài

1.2. Khái quát về Trường và Thư viện trường THCS Quốc Khánh

1.2.2. Khái quát về Thư viện Trường THCS Quốc Khánh

18

Thư viện có q trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nhà trường, thư viện trường có chức năng phục vụ hỗ trợ cơng tác giảng dạy và học tập của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Thư viện tổ chức thu thập khai thác và sử dụng các nguồn tài liệu sách báo tạp chí liên quan đến giáo dục sư phạm theo chương trình quy định hiện hành của bộ giáo dục nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường góp phần hỗ trợ cơng tác dạy và học trong nhà trường.

1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất

Nhà trường có 01 nhân viên thư viện chun ngành có trình độ đại học là người chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của thư viện. Tổ chức các hoạt động thư viện theo kế hoạch năm, học kỳ, tháng, nắm vững các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện, thực hiện đầy đủ quy chế và nghiệp vụ thư viện.

Phịng thư viện được bố trí ở vị trí trung tâm thuận tiện có tổng diện tích 120 m2 bao gồm: 01 phòng kho sách và chỗ ngồi đọc 45 m2; 01 thư viện ngồi trời có diện tích 75 m2.

Phịng thư viện được sắp xếp khoa học, trang trí hài hịa bằng bảng mã màu, thu hút giáo viên và học sinh đến thư viện. Thư viện ngồi trời có đủ giá sách, bàn ghế đá ngồi cho học sinh đảm bảo đủ điều kiện cho thư viện hoạt động.

Thư viện được trang bị đầy đủ giá, tủ để sắp xếp sách, báo, tạp chí: Có 5 giá đựng sách có giá trị sử dụng cao được chia thành từng loại: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách pháp luật, sách đạo đức, sách biển đảo, truyện thiếu nhi.

Có bàn làm việc cho nhân viên thư viện; hệ thống ánh sáng, quạt đảm bảo điều kiện theo quy định.

Phòng thư viện, thư viện ngồi trời có tổng số 16 bộ bàn ghế đảm bảo 30 chỗ ngồi học sinh; Tuy nhiên chưa có phịng đọc dành cho giáo viên.

Thư viện có 02 máy vi tính nối mạng internet tra cứu tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.

1.2.2.2. Vốn tài liệu :

19

Về sách

- Sách giáo khoa hiện hành

Nhà trường có tủ sách giáo khoa dùng chung cho giáo viên và học sinh với

lượng 2483 bản, đảm bảo 100% học sinh trong diện chính sách, học sinh nghèo được mượn SGK của nhà trường. Đảm bảo mỗi học sinh đều có đủ 01 bộ SGK để phục vụ học tập.

Đảm bảo đủ 100% giáo viên trực tiếp đứng lớp có đủ SGK theo bộ mơn hiện đang trực tiếp giảng dạy. Thư viện còn dự trữ mỗi tên sách 5 bản .

- Sách nghiệp vụ của giáo viên

Thư viện nhà trường có đủ các văn bản, nghị quyết của Đảng, văn bản quy

phạm pháp luật của nhà nước, văn bản chỉ đạo của ngành, liên bộ, liên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông.

Tổng số sách nghiệp vụ hiện có trong thư viện là 525 bản, bao gồm các loại sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên,các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,các tài liệu hướng dẫn dạy học các môn. Mỗi tên sách nghiệp vụ đủ cho mỗi giáo viên 1 bản tính theo bộ mơn giảng dạy ngồi ra thư viện cịn lưu trữ 3 bản.

- Sách tham khảo

Thư viện có các sách cơng cụ tra cứu: Từ điển tiếng Việt, từ điển Anh Việt,

bách khoa tri thức quốc phịng tồn dân, sổ tay.

Đối với sách tham khảo: Tổng số sách tham khảo hiện có 659 quyển đạt tỷ lệ 2,5 quyển/học sinh. Ngồi ra thư viện cịn có sách đạo đức: 116 quyển, sách pháp luật: 256 quyển, sách biển đảo 18 quyển, tủ sách kĩ năng sống 92 quyển, truyện đọc 790 quyển.

Hằng năm thư viện lên kế hoạch bổ sung sách tham khảo theo “Danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông”. Số bản sách mới bổ sung trong 5 năm là 482 bản.

Bảng 1.1: Số lượng sách bổ sung từ năm 2015 - 2020

Năm học

2015- 2016 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 Các sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ các mơn học phù hợp với chương trình cấp học, bậc học: Mỗi tên sách có 03 bản.

Sách phục vụ các nhu cầu về mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, các đề thi học sinh giỏi: Mỗi tên sách có

3 bản.

Về báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa

Về báo, tạp chí: Thư viện có các loại báo Nhân dân, Lạng Sơn, tạp chí bản

tin giáo dục lạng Sơn, tạp chí tốn tuổi thơ, dân tộc và miền núi.

Về bản đồ và tranh ảnh giáo dục, bảng giá giáo khoa: Đảm bảo đủ các

loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng, đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản và phát hành từ sau năm 1998. Mỗi tên bản đồ, tranh ảnh đảm bảo 2 lớp cùng khối có 1 bản.

1.2.2.3. Hoạt động của thư viện

Thư viện nhà trường có phịng thư viện và kho sách, thư viện ngồi trời và thư viện góc lớp.

Trong năm học thư viện đã khai thác và sử dụng hiệu quả vốn tài liệu của thư viện đạt chỉ tiêu 16/16 =100% giáo viên sử dụng thư viện, 194/256 =75% học sinh sử dụng thư viện.

Tổ chức hội thi trang trí và giới thiệu thư viện góc lớp nhân ngày sách Việt Nam. Nhân viên thư viện thường xuyên giới thiệu sách mới vào giờ chào cờ hàng tuần cho học sinh và giáo viên.100% các lớp đã có thư viện góc lớp để tiện cho học sinh được đọc sách. Mỗi tháng các lớp trao đổi truyện một lần giúp cho học sinh có nhiều truyện mới để đọc, gây hứng thú đọc cho học sinh.

Nhân viên thư viện phối hợp luân chuyển sách với thư viện huyện Tràng Định. Tham gia học tập kinh nghiệm tại Trường Trung học Long Đống Bắc Sơn,

tham gia hội thảo cơng tác thư viện của Phịng Giáo dục, tham quan học hỏi thư viện chuẩn trường THCS xã Đề Thám.

Tiểu kết Chương I

Trong chương I chúng tôi đã giới thiệu những nội dung cơ bản về trường và thư viện trường thcs quốc khánh. Và đã làm rõ các khái niệm như: văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc. Từ những cơ sở lý luận trên đã làm bật lên nội dung của văn hóa đọc về những vấn đề chung nhất về văn hóa đọc cho học sinh, từ những cơ sở lý luận của chương I sẽ là tiền đề giúp chúng tôi nghiên cứu và hồn thành chương II.

22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HĨA ĐỌC

CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS QUỐC KHÁNH TẠI HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Khả năng định hướng đọc của học sinh

Nhu cầu đọc sách của mỗi cá nhân là khác nhau và mục đích đọc sách là khác nhau, mặc dù sách là đối tượng của nhu cầu tinh thần với mỗi con người. Sách được hiểu là vật mang tin hữu ích, chứa trong đó tri thức của nhân loại. Chính vì thế, nhu cầu đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người và luôn luôn đồng hành cùng sự phát triển của xã hội. Nhờ có nó mà các nhu cầu khác, như nhu cầu giao tiếp, nhu cầu thẩm mỹ hay nhu cầu nhận thức được đáp ứng. Để khảo sát thực trạng nhu cầu đọc của học sinh trường THCS Quốc Khánh nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp điều tra bảng hỏi. Với số phiếu được phát ra là 140 phiếu và thu lại được 140 phiếu, đạt tỷ lệ 100%. Ngồi việc khảo sát các bạn học sinh nhóm nghiên cứu cịn khảo sát thêm về giáo viên và nhân viên trong trường.

Nội dung khảo sát về các vấn đề sau: thời gian đọc ngoài giờ của học sinh, loại tài liệu các em thường sử dụng, nguồn tài liệu đã và đang sử dụng, nguyên nhân đọc các tài liệu đó, tác dụng của việc đọc, tiềm năng phát triển của hoạt động thư viện, thời gian và địa điểm đọc, công tác giáo dục nhu cầu đọc của gia đình, nhà trường; cách thức lựa chọn tài liệu của phụ huynh, vai trò của thư viện, sự chỉ đạo của nhà trường cho việc phát triển nhu cầu đọc cho học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w